trận chiến ngày hôm qua: tránh khủng hoảng tín dụng bằng cách ngăn ngừa
việc tái diễn một cuộc bùng nổ vay nợ tồi tệ. Mục tiêu đó đã thành công
nhưng nó cũng là mầm mống của cuộc khủng hoảng tiếp theo do thiếu vốn
cho các thị trường mới nổi.
Không tồn tại Giải pháp Thần diệu
Nhận biết vấn đề bao giờ cũng dễ dàng hơn khắc phục nó. Ở các phần
trước tôi đã giải thích vì sao các thị trường tài chính vốn dĩ không ổn định
và không có một giải pháp thần kỳ nào có thể thay đổi điều này. Trong hệ
thống tài chính đã có nhiều trường hợp không có thuốc chữa. Điều quan
trọng là cần hiểu rõ và tìm ra các giải pháp thực tế nhằm hạn chế những hậu
quả bất lợi.
Vấn đề đầu tiên không thể giải quyết được là chế độ tiền tệ. Bất kỳ chế
độ nào dù thịnh hành tới đâu cũng có khiếm khuyết và bộc lộ sai lầm qua
thời gian. Tỷ giá cố định thì quá cứng nhắc còn tỷ giá thả nổi lại dễ tạo ra
nhiều khuynh hướng “tự củng cố” (self-reinforcing), hậu quả là ngày càng
khó đạt tới điểm cân bằng. Các đồng tiền mạnh thể hiện rõ điều này. Các
khuynh hướng thường tồn tại trong vài năm trước khi chúng đảo ngược tình
thế, gây những biến động bất lợi trên diện rộng
[71]
.
Neo tỷ giá (currency pegs), nghĩa là gắn giá trị của một đồng tiền với
đồng đô la, euro hay một rổ tiền tệ, cũng không duy trì được. Sự sụp đổ của
neo tỷ giá tại khu vực Đông Nam Á là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng
hoảng năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng, có thuyết cho rằng giải pháp là
phải chọn một trong hai thái cực còn gọi là hai “góc”: hoặc tỷ giá chuẩn
(currency board) hoặc tỷ giá thả nổi. Tỷ giá chuẩn mang tính hình thức và
cứng nhắc hơn so với neo tỷ giá. Theo tỷ giá chuẩn, các cơ quan quản lý
tiền tệ theo luật sẽ không được phát hành tiền tệ trong nước trừ khi ký quỹ
bằng ngoại tệ mạnh với giá trị tương đương.