NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 98

Thực tế đã chứng minh sự thất bại của thuyết chọn một trong hai thái

cực. Tỷ giá chuẩn đã đặt Argentina vào một tình thế bấp bênh, và tỷ giá thả
nổi thì dẫn đến tình trạng chỉ chuộng đồng đô la Mỹ. Giải pháp lâu dài duy
nhất là có một đồng tiền chung nhưng thế giới chưa sẵn sàng cho việc này.
Ngay cả EU cũng đã xoay xở vất vả với đồng tiền chung euro.

Vấn đề thứ hai không giải quyết được là thiếu một ngân hàng trung ương

toàn cầu. IMF không thể đóng vai trò “người cho vay cuối cùng” bởi vì tổ
chức này không kiểm soát được hệ thống ngân hàng nội địa, vì làm vậy
cũng giống như ký séc khống. Việc thiếu “người cho vay cuối cùng” buộc
các quốc gia bên ngoài hệ thống phải theo đuổi chính sách thuận chu kỳ, đi
ngược lại chính sách tiền tệ theo thuyết Keynes.

Mặc dù các nước G7 khác cũng có tiếng nói quan trọng nhưng thực tế là

Hệ thống Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ chịu trách nhiệm về chính

sách vĩ mô toàn cầu

[72]

. Việc này đã mang đến cho Mỹ vô số lợi thế, dù

mọi người không nhận ra. Chính quyền Mỹ quan tâm nhiều đến các vấn đề
toàn cầu nhưng trách nhiệm hàng đầu của họ lại là các vấn đề trong nước
và phân tích kỹ hơn đó chính là những gì chi phối hành động của họ. Khi
các thị trường tài chính trung tâm bị đe dọa, họ can thiệp một cách mạnh
mẽ nhưng vẫn có khả năng chịu đựng tổn thất của các quốc gia ngoại biên
không chút nao núng.

Lợi ích từ việc chịu trách nhiệm điều hành hệ thống tài chính này có thể

thấy qua sự tương phản giữa vai trò của Đức năm 1992 với vai trò hiện nay.
Năm 1992, Ngân hàng Bundesbank chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ
của Cơ chế tỷ giá Châu Âu (ERM). Sự thống nhất nước Đức với tỷ giá cơ
bản 1:1 tạo nên áp lực lạm phát ở Đức trong khi các quốc gia châu Âu còn
lại phải gánh chịu nạn thất nghiệp và suy thoái. Ngân hàng Bundesbank bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.