gia khác trên thế giới đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của các cơ quan tài
chính trung tâm.
Tôi đã đề xuất một giải pháp quan trọng trong chương 2: sử dụng SDR
trong viện trợ quốc tế. Điều này có thể giảm bớt sự cách biệt giữa các quốc
gia trung tâm và bên ngoài; nó cũng có thể được sử dụng như một công cụ
chính sách nghịch chu kỳ mà công cụ này càng trở nên có giá trị đặc biệt
nếu nền kinh tế thế giới rơi vào giảm phát. Ở đây tôi muốn tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn về những cải tiến khác cho hệ thống tài chính quốc tế.
Chúng ta có thể nhận biết hai khiếm khuyết cơ bản, hoặc chính xác hơn
là sự không đồng bộ trong công tác điều hành của IMF đến nay. Một cái là
sự mất cân đối giữa việc ngăn chặn và can thiệp khủng hoảng; và cái kia là
sự khác biệt trong cách cư xử giữa người cho vay và đi vay.
Nguyên tắc chung mà việc cải cách hệ thống IMF phải tuân thủ đã rõ
ràng. Đó là phải có một sự cân bằng hơn giữa việc ngăn chặn và can thiệp
khủng hoảng, cũng như giữa việc khuyến khích các quốc gia có các chính
sách hợp lý và việc trừng phạt các quốc gia không tuân thủ. Hai mục tiêu
này liên quan với nhau: bằng việc đưa ra những ưu đãi IMF mới có thể gây
ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến chính sách kinh tế của từng quốc gia trước
khi các quốc gia này quay trở lại cầu cứu IMF trong khủng hoảng.
Những nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi nhưng chưa được áp
dụng đúng mức vì gặp phải sự cản trở của những người ủng hộ thị trường
chính thống. Thay vì áp dụng thích hợp hệ thống cây gậy và củ cà rốt
(trừng phạt và khen thưởng), các cơ quan tiền tệ dựa vào quy luật thị
trường quá mức. Phương pháp của họ có thể đúng nếu trong thực tế các thị
trường tài chính hướng tới điểm cân bằng, nhưng hiện nay tình trạng cân
bằng kép đã được chấp nhận như một phần của lý thuyết kinh tế, thì niềm
tin đó không còn trụ lại được. Không hẳn là hoàn toàn nhưng quy luật thị