trường chỉ dùng gậy mà quên cho củ cà rốt - hầu như là hoàn toàn quên
lãng.
IMF đã có một số bước tiến trong việc ngăn chặn khủng hoảng thông qua
việc đưa ra Hạn mức tín dụng dự phòng (CCL). Hạn mức này thưởng cho
các quốc gia có chính sách đúng đắn bằng việc cho họ tiếp cận các khoản
tín dụng của IMF trước chứ không phải là sau khi khủng hoảng nổ ra.
Nhưng đáng tiếc là mong muốn ngăn chặn khủng hoảng lại mâu thuẫn với
thế lực của quy luật thị trường và cái sau đã chiến thắng: Những điều khoản
ban đầu quá khắt khe và đắt đỏ để thu hút các quốc gia tham gia. Gầy đây
các điều kiện đã được sửa đổi để tạo sự hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vẫn không
có quốc gia nào tham gia.
IMF và những cổ đông lớn của nó phải chủ động xúc tiến việc sử dụng
CCL. Quỹ này có khả năng thanh khoản cao nên cần được sử dụng tích cực
hơn. Nếu cần, IMF có thể tiếp nhận những khoản vốn bổ sung.
Ngoài công cụ CCL, cần tiến hành các biện pháp khác để khích lệ những
chính sách đúng đắn và giảm bớt sự chênh lệch giữa các quốc gia trung tâm
và bên ngoài. Có thể xem xét một số khả năng sau:
· IMF có thể phân hạng các quốc gia. Quốc gia ở hạng cao nhất tất yếu
có đủ tư cách tiếp cận các khoản CCL với chi phí thấp hoặc không tốn chi
phí và những người chủ trái phiếu được bảo đảm lợi nhuận đầy đủ trong
chương trình cứu trợ của IMF. Điều này làm tăng uy tín của quốc gia đó.
Ngược lại, đối với các quốc gia hạng thấp nhất, IMF báo trước rằng tổ chức
này sẽ không sẵn sàng tham gia các chương trình cứu trợ nếu không có sự
chia sẻ gánh nặng từ khu vực tư nhân. Nguyên tắc Ceveat emptor: Người
mua phải cẩn thận. IMF có thể dựa vào mức độ chia sẻ gánh nặng từ khu
vực tư nhân để phân thành một hoặc nhiều thứ hạng trung gian nữa.