· Hiệp ước Basel, quy định những chuẩn mực về vốn được thỏa thuận ở
cấp quốc tế cho các ngân hàng thương mại, có thể chuyển hóa việc phân
hạng của IMF thành các thủ tục vốn khác nhau đối với các món vay ngân
hàng thương mại.
· Cục Dự trữ liên bang, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh
Quốc, Ngân hàng Nhật Bản có thể chấp nhận chiết khấu đối với các hối
phiếu kho bạc của các quốc gia được lựa chọn. Ưu đãi này chỉ dành cho
một số quốc gia cụ thể hay những tình huống đặc biệt. Chẳng hạn, sau khi
Argentina vỡ nợ, đặc ân này đã có thể được nới rộng tới các nước Mỹ
Latinh có chính sách đúng đắn. Việc này sẽ ngăn chặn sự lây lan sang các
nước như Brazil, Chile và cả Mexico.
· Nhằm tăng cường hiệu quả cao hơn, các ngân hàng trung ương trên
cũng có thể chấp nhận chiết khấu các hối phiếu dài hạn hơn cho các quốc
gia được lựa chọn, mức chiết khấu có thể thay đổi theo thời gian. Điều này
sẽ làm giảm phí rủi ro và giúp các quốc gia bên ngoài hệ thống kéo dài thời
hạn trả nợ của họ. Quan trọng hơn, nó sẽ giúp họ theo đuổi chính sách
nghịch chu kỳ - với điều kiện các ngân hàng trung ương thiết lập mức chiết
khấu theo từng mức độ phù hợp.
· Hoặc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương châu Âu và
Ngân hàng Trung ương Nhật có thể thỏa thuận cùng sử dụng nghiệp vụ thị
trường mở, sử dụng các giấy tờ có giá an toàn nhất do chính phủ các quốc
gia ngoại vi được IMF đánh giá và xếp hạng ở mức cao nhất phát hành.
Những sắp xếp này sẽ giúp hạn chế hai vấn đề không đồng bộ cùng một
lúc. IMF sẽ có thể ngăn chặn các cuộc khủng hoảng từ các nước đang phát
triển dễ dàng hơn vì một trong những yêu cầu để được xếp hạng cao là phải
có một mức trần cho các khoản vay ngắn hạn quốc gia. Những quốc gia có
nhu cầu buộc phải thu thập và công bố số liệu đầy đủ về khoản vay nợ nước
ngoài. Điều này cho phép IMF theo dõi sát hơn hồ sơ vay nợ của từng nước