và hạ hạng quốc gia nếu như các điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đi
[73]
. Cùng
lúc, việc đối xử giữa nước cho vay và nước đi vay sẽ trở nên công bằng
hơn. Những quốc gia có chính sách đúng đắn sẽ được hưởng ưu đãi tín
dụng, trong khi các nước cho những quốc gia hạng thấp vay sẽ phải gánh
chịu nhiều rủi ro hơn.
Đáng chú ý là chỉ một trong những đề nghị về việc biến đổi các thủ tục
về vốn của các ngân hàng thương mại, được xem xét kỹ, không những thế
cuộc thảo luận lại đi theo một hướng khác. Ủy ban Giám sát Ngân hàng
Basel chấp nhận việc phân hạng các quốc gia nhưng lại cho phép các tổ
chức tài chính lớn tự đánh giá cao khả năng nội tại của mình nhằm tăng số
tiền vay cho chính phủ mình. Các tổ chức tài chính nhỏ hơn có thể dựa vào
các cơ quan phân hạng tín dụng thương mại
[74]
.
Đề nghị về việc phân hạng các thành viên của IMF gặp phải sự phản
kháng quyết liệt. Một số người cho rằng IMF không dám hạ thấp hạng một
quốc gia vì làm như vậy có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng mà đúng
ra nó phải ngăn chặn. Nhưng IMF là một tập thể có chung lợi ích trong việc
bảo vệ hệ thống và việc thúc ép một cuộc khủng hoảng thà đến sớm còn
hơn muộn có thể làm giảm đi tính khắc nghiệt của nó. Cũng có ý kiến cho
rằng IMF không thể hạ hạng một quốc gia vì những áp lực chính trị. Nhưng
IMF rất vững vàng trước những áp lực đó bởi nếu đánh giá sai, các nguồn
lực của nó sẽ phải đối đầu với rủi ro.
Một phản đối khác cho rằng lằn ranh phân biệt giữa các quốc gia đạt và
không đạt thứ hạng cao sẽ tạo ra nhiều sự gián đoạn. Nhưng các cơ quan
tiền tệ sẽ có nhiều phương cách để hạn chế sự gián đoạn này. Họ có thể
thay đổi tổng trị giá trái phiếu kho bạc mà họ muốn chiết khấu, hoặc có thể
thay đổi mức chiết khấu trên giấy tờ. Hiệp ước Basel có thể đặt ra những