buộc phải tăng lãi suất trong khi các quốc gia châu Âu khác cần mức lãi
suất thấp hơn. Tình hình căng thẳng này dẫn đến sự sụp đổ của ERM.
Ngày nay, nước Đức chỉ là một thành viên của Ngân hàng trung ương
châu Âu (ECB). Quốc gia này không nhận được một lợi ích kinh tế nào từ
sự ra đời đồng Euro, trong khi các quốc gia bên ngoài hệ thống của khu vực
châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Ailen được hưởng lợi từ việc lãi suất
trong nước giảm xuống gần bằng với mức phổ biến của khu vực trung tâm,
cũng là của Đức. Chính vì vậy, các quốc gia này đang ngày càng phát triển
trong khi nền kinh tế Đức lại yếu kém nhất trong khu vực châu Âu. Chính
sách ECB dựa trên các điều kiện kinh tế nói chung ở khu vực châu Âu và
nước Đức nhanh chóng trở thành quốc gia ốm yếu của châu Âu. Ví dụ này
cho thấy việc điều hành hệ thống mang lại một lợi thế tuyệt đối bất kể quốc
gia đó giàu có hay không. Nhưng dĩ nhiên, giàu có và quyền lực có khuynh
hướng mang lại vị trí điều hành.
Một số Đề nghị thực tế
Có vẻ không thực tế khi đề xuất một sự thay đổi toàn bộ cấu trúc của hệ
thống tài chính quốc tế hiện hành. Thế lực tương ứng của từng quốc gia có
thể thay đổi theo thời gian nhưng Mỹ sẽ không từ bỏ vị trí của mình, các
quốc gia khác cũng không thể chống lại điều đó. Các quốc gia bên ngoài hệ
thống có thể thấy việc phụ thuộc vào hệ thống là rất khó khăn, nhưng quyết
định đứng ngoài thậm chí có thể còn tệ hơn.
Tuy nhiên, việc đưa ra giải pháp cải cách những dàn xếp thắng thế hiện
nay cũng là không thực tế. Xã hội mở là một xã hội không hoàn hảo luôn tự
hướng đến sự hoàn thiện. Cấu trúc tài chính hiện tại đương nhiên cũng
không hoàn hảo và việc cải thiện nó mang lại lợi ích cho tất cả các thành
viên, kể cả Mỹ. Một số quốc gia như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng
trước bờ vực thảm họa và các quốc gia bên ngoài hệ thống khác đang hứng
chịu chi phí rủi ro cao và sự thiếu hụt vốn đầu tư. Tình hình của các quốc