NHO GIÁO - Trang 541

thư viện của phái ấy ở các nơi đều bị hủy hoại hết sạch. Từ đó quyền bính
trong nước về cả tay Ngụy Trung Hiền, và bọn tiểu nhân đầy triều, ngang
tàng làm bậy.
Năm Thiên khải thứ 7 (1627) vua Trang Liệt lên ngôi, đem giết Ngụy Trung
Hiền và bọn đồng đảng. Song lức ấy trong triều hết cả người trung lương,
ngoài cõi thì quân giặc nổi lên khắp cả mọi nơi. Đến khi giặc đến đánh phá
kinh thành, vua Trang Liệt phải thắt cổ mà chết. Nhà Thanh ở Mãn Châu
nhân cơ hội ấy vào lấy nước Tàu.

ẢNH HƯỞNG TÂY HỌC


Phái Đông Lâm lúc đầu chỉ là một bọn có mấy người học với nhau trong
một quận, ở đất Giang Tô mà thôi, về sau vì việc chính trị, cho nên bọn sĩ
phu ở các nơi đến phụ hoạ vào, thành ra phái Đông Lâm mới có tiếng lớn.
Những người gọi là thuộc về phái Đông Lâm lúc ấy rất là bác tạp: Người thì
thuộc về chỉ phái Hà Đông, người thì thuộc về chi phái Diêu Giang, song ai
nấy đều theo cái tông chỉ của Nho giáo, bàn về đạo lý và chính trị, cốt muốn
giữ cái học khí tiết, lấy liêm sỉ làm đầu. Vậy cái học thuyết của phái Đông
Lâm đại để không ra ngoài cái phạm vi của phái lý học, nghĩa là thường cứ
xuất nhập ở cái học của họ Trình, họ Chu, hay là ở cái học của họ Lục, họ
Vương. Song có một điều ta nên chú ý, là những học giả trong phái Đông
Lâm của nhiều người khởi đầu chịu ảnh hưởng của Tây học.
Số là vào quãng năm Vạn Lịch đời vua Thần Tông, tức là vào cuối thế kỷ
thứ XVI, nhân có người Âu Tây vào buôn bán ở vùng Quảng Đông và Phúc
Kiến, các giáo sĩ đạo Gia Tô dần dần sang truyền đạo ở chỗ dân gian. Lúc
đầu có những giáo sĩ thuộc về Gia Tô giáo hội (Société des Jésuites) sang ở
vùng Quảng Đông, học tập tiếng Tàu và chữ Nho. Trong những giáo sĩ ấy,
có Lợi Mã Đậu (Mathieu Ricici), người nước Ý Đại Lợi, học giỏi chữ Tàu,
mặc lối nho phục, lên ở vùng Nam Kinh thường giao du với bọn sĩ phu
trong phái Đông Lâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.