NHO GIÁO - Trang 211

súc bằng cái học của Khổng Tử, cho nên hậu thế gọi ông là á thánh, nghĩa
là gần bậc thánh, chứ chưa được là thật bậc thánh.
Cái học của ông đã rộng, cái văn của ông lại có cái anh khí làm cho lời văn
rất mạnh. Có lắm chỗ lời ông nói rất là thiết tha, chặt chẽ. Khi ông đã bài
bác điều gì, thì ông xoắn chặt lấy điều ấy và dùng câu hỏi mà xoay mãi cho
đến khi người ta phải chịu, không trả lời được nữa mới thôi. Trong những
lời biện bác của ông, bao giờ mạch lạc vẫn quán thông, nghĩa lý vẫn rõ
ràng. Khi ông nghị luận điều gì, thì ông hay lấy những chuyện giản dị để
viện chứng cho rõ lý thuyết của ông. Có lắm khi ông muốn sửa nết xấu của
người ta, thì ông kể một chuyện nào rồi đem ý tứ rút vào trong mấy lời kết
thúc sau cùng. Như khi ông chê những kẻ tham danh lợi làm những điều đê
hạ mà không biết xấu hổ, thì ông lấy chuyện một người nước Tề làm thí dụ.
Ông nói: “Một người nước Tề cùng ở một nhà với hai vợ. Người ấy cứ ngày
ngày đi đâu về cũng thấy no say. Người vợ cả hỏi đi ăn uống với ai thì
người ấy nói đi ăn uống rặt với những người sang giàu cả. Người vợ cả bảo
với người vợ lẽ rằng: “Chồng ta đi đâu thì cũng ăn uống no say rồi mới về.
Hỏi thì nói rằng: ‘Đi ăn uống với những người sang giàu hết cả’. Thế mà ta
chưa thấy ai là người sang trọng đến nhà ta. Ta sẽ dò xem chồng ta đi những
đâu”. Ngày hôm sau, sáng dậy, người vợ cả lên đi theo người chồng. Đi
khắp mọi nơi, không thấy ai đứng nói chuyện với chồng mình. Sau thấy
người chồng đi đến xóm phía đông, chỗ có người đang cải mả, xin những
đồ người ta cúng lễ xong mà ăn; ăn chưa đủ, lại nghểnh lên trông xem có
chỗ nào lại đi đến xin ăn nữa. Ấy là cái cách của người ấy làm cho được no
say là thế. Người vợ cả về nói với người vợ lẽ rằng: ‘Người chồng là người
của ta trông cậy suốt đời, nay đê hạ như thế đấy’. Người vợ cả nói cái xấu
xa của chồng với người vợ lẽ, rồi cả hai người cùng khóc ở giữa sân. Người
chồng không biết, hớn hở đi từ ngoài vào, lên mặt với hai vợ.
“Cứ người quân tử xét ra, thì người cầu phú quý lợi đạt, mà thê thiếp không
xấu hổ và không khóc với nhau, là ít có vậy” (Ly Lâu, hạ).
Lối lập ngôn như thế rất dễ hiểu, mà xem không mỏi, không chán. Song lời
văn của Mạnh Tử thường hay có góc, có cạnh, không được ôn nhuận như
lời văn của Khổng Tử. Lời văn của Khổng Tử là lời nói của ông thầy, câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.