NHO GIÁO - Trang 302

Từ đời Hán về sau cho đến hiện thời, kể hàng hai nghìn năm nay, người Tàu
vẫn lấy cái học ấy làm trung tâm điểm cho sự giáo dục của quốc dân. Khi
cái nghĩa lý đã thấm thía vào lòng người ta, những người có học hạnh
thường phải bó mình ở trong phạm vi danh giáo. Ấy là cái học của Nho
giáo đời Hán, dẫu không hoàn toàn thực hành được cái đạo của thánh hiền,
vì so với tông chỉ thuần túy của Khổng giáo đã kém đi phần nhiều, nhưng
cũng còn gây được cái phong khí rất hay ở trong xã hội.
Xét kỹ ra, Hán nho có một điều lầm lớn, là từ vua Hán Vũ Đế trở đi, Nho
giáo thành ra cái học thuyết nhất tôn, làm cho nhân trí bởi đó mà không tiến
hóa được. Theo cái công lệ thì bất cứ việc gì, hễ muốn có tiến hóa tất phải
có cạnh tranh, có so sánh, rồi cái hay mới hay hơn lên, mà cái dở mới mất
dần đi. Nếu chỉ để một cái riêng giữ thế lực, mà đè nén hết cả, thì cái thần
diệu của thiên diễn không có nữa. Việc học thuyết cũng vậy, khi người ta đã
bãi truất hết cả các học thuyết khác, chỉ tôn sùng có một mà thôi, thì dẫu cái
học thuyết ấy hay thế nào rồi cũng hóa dở. VI rằng nhân trí mà không có cái
ngoại lực kích thích làm cho nó phải cố gắng để tiến lên, theo cho đúng sự
lưu hành biến hóa của thiên lý, thì dần dần tất là phải ứ trệ lâu thành ra hủ
bại vậy.
Đạo Khổng Tử là muốn: “Vạn vật tịnh dục nhị bất, tương hại, đạo tịnh
hành nhi bất tương bội

萬物并育而不相害,道并行而不相孛” chứ không

muốn nhất tôn. Đó là vì Hán nho theo cái học của Tuân Tử mà làm trái cái
tông chỉ của Không học. Cái lỗi ấy Hán nho không từ chối được vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.