NHO GIÁO - Trang 300

hậu nho theo đó mà học tập. Song cũng vì Hán nho mà có cái tục thủ cựu và
nệ cổ, gây thành cái thông tệ cho học giả đời sau vậy.
Nho học đời Lưỡng Hán lấy Kinh Xuân Thu làm cốt. Phàm sự tin tưởng và
sự chính trị, việc gì cũng lấy nghĩa sách Xuân Thu mà định phải, trái. Ngoài
sách Xuân Thu và các kinh ra, đại để học giả theo các học thượng lễ và nhất
tôn của Tuân Tử, hơn là theo cái tâm học của Mạnh Tử. Các học giả đời
Hán lại hay thiên về những điều tai dị.
Đã cho tai dị quan hệ đến việc người, thì hơi có việc gì cũng lấy âm dương,
ngũ hành mà xét đoán. Bởi vậy đời Đông Hán rất tin sấm vĩ. Sử chép rằng:
“Vua Quang Vũ dùng người và làm việc chính trị, cứ lấy sấm văn mà
quyết”. Tin như thế, thành ra sự mê tín không hợp với nghĩa lý nữa.
Hán học đã có cái mê tín ấy và lại chỉ chăm chăm ở chỗ tầm chương trích
cú, tìm trái nghĩa vụn vặt từng chữ, bỏ mất cái thâm viễn hoằng đại của
thánh hiền, cho nên về đường đạo lý càng ngày càng kém đi. Bởi vậy có
nhà luận giả nói rằng: “Tai dị làm loạn mất cái nghĩa, huấn hỗ làm loạn mất
lời nói”. Cũng vì thế mà Nho học đời Hán xa cái đạo của thánh nhân. Ấy là
sự biến tướng của Nho giáo trong đời Hán vậy.
Sự kết quả của Hán nho. Hán nho tuy theo không đúng cái tông chỉ của
Khổng học, nhưng nhờ có sự kinh học mà sau thành ra cái học trọng danh
tiết rất thịnh ở đời Đông Hán, Lương Khải Siêu làm sách Trung Quốc học
thuật tư tưởng biến thiên sử
, xét đến cái kết quả của Hán nho nói rất phải:
“Hán nho vốn lấy cái danh giáo làm mục đích, cho nên rèn tập liêm sỉ,
phương trực và sùng thượng danh tiết, lấy đó làm cái gốc công đức và tư
đức. Vua Vũ Đế tuy có biểu chương lục nghệ, nho sư rất nhiều, nhưng cái
nghĩa ấy vẫn chưa thịnh hành. Cho nên khi Vương Mãng cầm quyền, những
kẻ gian nịnh ca tụng khắp cả thiên hạ. Vua Quang Vũ biết rõ cái thói xấu ấy
mới tôn sùng tiết nghĩa, đôn đốc, mài dũa cái danh tiết; lấy bốn chữ “Kinh
minh hạnh tu

經明行脩: sáng nghĩa kinh, sửa cái hạnh”, nghĩa là lấy sự có

học có hạnh, để làm tiêu chuẩn cho sự tiến thoái của sĩ lâm. Bởi vậy trong
khoảng hai trăm năm đời Đông Hán, những điều gọi là nho hạnh, thấm thía
vào xã hội, dần dần thành phong tục. Đến cuối đời Đông Hán, triểu chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.