NHO GIÁO - Trang 299

II. HUẤN HỖ HỌC


Nguyên lúc Hán sơ, sách vở mất mát đi, các học giả đều chuyên chú tìm
chỗ sai, chỗ mất, hoặc phải định nghĩa từng chữ, từng câu, cho nên mới
thành cái học huấn hỗ

訓詁.

Học huấn hỗ gồm cả sự kinh học và cái thuyết tai dị, gây thành cái tinh thần
đặc biệt của Hán học.
Từ đời vua Vũ Đế nhà Hán trở đi, các học giả học theo những kinh của bọn
bác sĩ nhà Tần truyền lại, gọi là kim văn. Ngay đời bấy giờ có Lỗ Cung
Vương là con Cảnh Đế, tìm thấy một bộ Kinh Thư viết bằng cổ văn, ở trong
vách nhà cũ của Khổng Tử. Lúc ấy có Khổng An Quốc là cháu 12 đời
Khổng Tử đem so với bộ Kinh Thư kim văn mà soạn lại bộ sách ấy. Từ đó
kinh học thành ra hai phái: kim văn

今文 và cổ văn 古文. Phái cổ văn tuy

đến cuối đời nhà Tây Hán lại có bọn Lưu Hâm

劉歆 đặt ra Thi cổ văn, Lễ

cổ văn, Xuân Thu cổ văn, nhưng chư nho cho là những sách ấy giả dối
không phải đích xác nguyên văn của đời cổ. Vậy nên phái cổ văn không
thịnh hành ở đời Lưỡng Hán. Về sau đến đời Tam Quốc, Lục Triều và đời
Tùy, Đường, phái ấy mới có thế lực át được phái kim văn.
Học kim văn hay cổ văn đều theo lối học huấn hỗ cả. Những người học
huấn hỗ trứ danh hơn cả ở đời Tây Hán thì có Khổng An Quốc

孔安國, và

ở đời Đông Hán thì có Mã Dung

馬融 và Trịnh Huyền 鄭玄 tức là Trịnh

Khang Thành

鄭康成.

Những nhà dạy kinh thuở ấy mỗi người dạy một lối. Ai dạy lối nào, thì thầy
trò lưu truyền cho nhau mãi mãi, lập thành ra môn phái riêng. Ở đời Đông
Hán có người dạy học trò đông đến năm bảy nghìn người, hoặc đến hàng
vạn người. Song phần nhiều các học giả chỉ bo bo ở chỗ chương cú, chuộng
sự phồn hoa, chứ không mấy người học về đường tu trí, luyện đức. Tuy
nhiên Hán nho rất có công với sự học về việc làm cho hậu thế biết rõ cái
chế độ văn vật thời Tam Đại, và định rõ nghĩa các sách vở của Nho giáo, để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.