NHO GIÁO - Trang 297

thái học để huấn luyện kẻ sĩ trong thiên hạ, và xin biểu chương lục nghệ,
bài truất bách gia, phàm cái gì không phải ở trong khoa lục nghệ là bỏ hết.
Lúc ấy tể tướng là Vệ Quán tâu xin bãi những người đã trúng cử hiền lương
đã chuyên trị cái học của họ Thân, họ Hàn, họ Tô, họ Trương, cho là những
cái học ấy làm loạn chính trị của nước. Vũ Đế ưng cho.
Vũ Đế lại theo lời đối sách của Đổng Trọng Thư đặt quan ngũ kinh bác sĩ
và năm mươi đệ tử để học các kinh, bắt các châu quận mở nhà học nhà hiệu
và tuyển cử những người mậu tài và hiếu liêm. Ấy là mối khoa cử khởi đầu
từ đó. Đời bấy giờ những người nho học như Công Tôn Hoằng được cất lên
làm tể tướng, như Tư Mã Tương Như và Tư Mã Thiên đều nổi tiếng là nhà
văn học và nhà sử học trứ danh. Từ đó về sau các học phái tuy hãy còn,
nhưng không có thế lực gì mấy nữa, mà Nho học thì thành ra quốc giáo,
chiếm giữ cái địa vị nhất tôn trong xã hội vậy.
Sự mở mang Nho học. Từ đời vua Vũ Đế nhà Tây Hán, sự học Nho giáo
càng ngày càng thịnh. Ở chỗ kinh sư thì nhà vua đặt quan bác sĩ để dạy năm
kinh, và đặt bác sĩ đệ tử để chuyên học các kinh. Số bác sĩ đệ tử đến đời vua
Thành Đế (32 - 7) tăng lên đến 3.000 người. Kịp khi Vương Mãng cầm
quyền, ý muốn thu phục nhân tâm, cho nên mới mở nhà Minh đường, nhà
Tích ung, nhà Linh đài và làm ra hàng vạn gian nhà để cho học sinh ở.
Đến đời Đông Hán, vua Quang Vũ trung hưng lên, đem đô về đóng ở Lạc
Dương, lại sửa nhà thái học, lập nhà tích ung và nhà minh đường. Năm
Vĩnh Bình thứ hai (56 sau Tây lịch). Vua Minh Đế thân đến xem xét ở nhà
tích ung, có khi vua đến nhà minh đường mà giảng sách, cho chư nho đến
vấn nạn nhau ở trước mặt vua. Vua Chương Đế (76 - 88) cho chư nho đến ở
bạch hổ quân để xét lại năm kinh. Vào quãng năm Bản sơ (146) đời vua
Chất Đế, những du học sinh ở đất kinh đô có đến hơn 30.000 người. Kể từ
xưa Nho học không bao giờ thịnh như thế.
Ở các châu quận, thì lúc Hán sơ vào quãng đời vua Cảnh Đế, có những thân
vương như Hà Nam Hiến Vương, Lưu Đức rất sùng Nho giáo, hết sức sưu
tầm những sách cổ; Hoài Nam Vương, Lưu An, tuy sùng Lão học, song các
nho giả ở đất Sơn Đông cũng theo về rất nhiều. Trong đời vua Cảnh Đế lại
có Văn Ông làm thái thú ở đất Thục, mở nhà học nhà hiệu ở Thành Đô để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.