NHO GIÁO - Trang 295

nhà Tần như Thúc Tôn Thông và bọn nho sinh như Lục Giả và Lịch Tự Cơ
theo giúp được nhiều việc. Nhất là khi thiên hạ mới định xong, những
người tướng tá phần nhiều là quan võ, vào chỗ triều đường thường hay
tranh cướp nhau ồn ào, không có kỷ cương gì cả. Lúc ấy Thúc Tôn Thông
mới lục phép tắc của đời cổ mà đặt ra triều nghi, làm cho tôn nghiêm ngôi
vua và trên dưới có trật tự. Vua Cao Tổ biết rằng mình có thể ngồi trên
mình ngựa mà lấy được thiên hạ, nhưng không thể ngồi trên mình ngựa mà
trị được thiên hạ, cho nên khi ngài qua nước Lỗ, lấy lễ thái lao tế Khổng
Tử. Lệ nhà vua tế Khổng Tử khởi đầu từ đó,
Thuở ấy bọn nho sinh khỏi được cái khổ đời nhà Tần, nhưng vẫn chưa có
thế lực gì mấy, vì các học phái khác như Mặc học, Lão học và Pháp học còn
đang mạnh. Phái Mặc học thì bỏ mất phần triết lý và khoa học mà thiên về
mặt nghĩa hiệp, có bọn hiệp sĩ làm đại biểu. Phái Lão học thì bỏ mất phần
siêu việt của họ Lão, họ Trang mà theo phái thần tiên, gọi là cái học Hoàng
Lão

46

, có bọn phương sĩ làm đại biểu. Phái Pháp học là bọn pháp lại, dẫu

lúc ấy không được như đời nhà Tần nữa, song còn được trọng dụng ở đời,
Những học phái ấy đều tranh nhau chiếm giữ quyền thế. Vả lúc đầu đời nhà
Hán những người có địa vị trọng yếu ở triều đình như Tiêu Hà là chân đao
bút lại xuất thân; Tào Tham và Trần Bình thuộc về phái Hoàng Lão, đều nối
nhau làm tể tướng giữ triều chính. Bọn nho học thì chỉ có mấy người giữ
chức cố vấn mà thôi. Ấy là tình thế của các học phái lúc Hán sơ là thế.
Sự thắng lợi của Nho giáo. Bởi lẽ gì mà cách ít lâu về sau, Nho giáo thịnh
hành lên được? Xét ra có mấy cái nguyên nhân làm cho Nho học được thịnh
đạt. Trước hết là do sự sùng thượng của nhà vua, vì trong cái chính thể quân
chủ, hễ nhà vua đã sùng thượng học thuyết nào thì cái học thuyết ấy có thế
lực. Sau là bởi cái tinh thần Nho học, tuy có phần uyên thâm, nhưng vẫn
giản dị và thiết thực, thích hợp với cái tính cách của nhân chúng. Còn các
học phái khác tựu trung cũng có điều khả thủ, nhưng cái chủ nghĩa, hoặc
hoang đường quá, hoặc lưu đãng quá, thành ra không có cái cơ sở vững
bền. Xem như phái hiệp sĩ rất thịnh ở cuối đời Chiến Quốc, tuy có cái đức
tốt chống kẻ mạnh, giúp kẻ yếu, nhưng lại ngang ngạnh hay làm những điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.