NHO GIÁO - Trang 296

trái phép, thành thử đến khi trong nước đã yên trị, việc gì cũng có khuôn
phép và trật tự, thì phái ấy tất phải suy đồi đi. Phái Hoàng Lão lúc đầu được
nhà vua trọng dụng, nhưng cái tông chỉ chủ sự thanh tĩnh vô vi, không thích
hợp với sự thực ở đời, cho nên khi nhà vua đã không ưa nữa, thì cũng
không tiến hành được. Phái Pháp học thì có phần thiết thực hơn, nhưng lại
chỉ chú trọng sự công dụng thiển cận, ít khi nghĩ đến chỗ sâu xa, thành ra
cái lợi tuy có, song không được bền.
Phái Nho học kể vào quãng cuối đời Chiến Quốc thì đã suy lắm, các học giả
có nhiều người hay câu nệ về những điều lễ nghĩa hẹp hòi, và lại có tính
nhu tôn và phiền phức, cho nên thường bị khinh bỉ. Tuy nhiên Nho học vốn
có cái chủ nghĩa rõ ràng và cái căn bản vững vàng, rất lợi cho đời yên trị,
cho nên không những là nhà vua phải trọng dụng, mà đến chỗ dân gian ai
cũng tôn sùng. Những người nho học ai đã có phần sở đắc, thì cũng trầm
tĩnh, kiên nhẫn, gây nên cái tiềm lực rất mạnh. Bởi vậy về sau nhân tài lũ
lượt dấy lên, rồi cố đem bày tỏ coi chủ nghĩa rất tôn nghiêm, làm cho Nho
giáo thịnh lên. Đó là cái mãnh lực ở trong của Nho giáo vẫn có sẵn, cho nên
đến khi gập cái cơ hội ở ngoài giúp cho, thì sự thắng lợi rất dễ vậy.
Cái cơ hội ấy lúc đầu còn có sự khó khăn, nhưng sau gặp ông vua có uy
quyền và quá quyết tôn sùng Nho giáo, thì không còn có ngại trở gì nữa. Sự
khó khăn lúc đầu là khi vua Cao Tổ (202 - 193) mới định xong thiên hạ,
việc chiến tranh chưa hết hẳn, vậy nên sự cấm học tuy không nghiêm ngặt
như đời nhà Tần, nhưng cái lệnh cấm học vẫn chưa bỏ. Đến đời vua Huệ Đế
(194 - 187) mới trừ cái luật cấm cắp sách đi học, rồi đến đời vua Văn Đế
(179 - 157) mới đặt quan bác sĩ. Song đến đời vua Cảnh Đế (156 - 141) lại
bị bà Đậu Thái Hậu thích cái học Hoàng Lão làm cho những người nho học
phải nhượng bộ. Trong khoảng hơn sáu mươi năm đầu đời nhà Hán, Nho
học lúc tiến, lúc thoái, phải chống giữ với các học phái khác.
Kế đến vua Vũ Đế nhà Hán, là ông vua có hùng tài đại lược và lại sùng
thượng Nho học. Năm Kiến nguyên nguyên niên (140 trước Tây lịch) ngài
lên ngôi, liền xuống chiếu tuyển cử những người hiền lương, phương chính
rồi tự mình ra bài sách cho những kẻ sĩ đã trúng cử làm. Trong những kẻ sĩ
ấy có Đổng Trọng Thư ba lần dâng bài đối sách, đại ý nói rằng nên mở nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.