NHO GIÁO - Trang 305

THIÊN XII. DANH NHO ĐỜI LƯỠNG HÁN


Trong hơn bốn trăm năm đời Lưỡng Hán, những nhà nho học có danh tiếng
cũng khá nhiều, song xét ra chỉ có Đổng Trọng Thư, Dương Hùng và
Vương Sung là người có tư tưởng đặc biệt, đủ làm đại biểu cho học thuyết
của Nho giáo trong thời đại ấy. Đổng Trọng Thư chuyên trị sách Xuân Thu
theo cái quan niệm thiên nhân tương dữ

天人將與 mà tin những sự tai dị.

Người đời thường theo lối học ấy mà truyền mãì về sau. Dương Hùng thì có
phần uyên thâm hơn, hiểu được đến những chỗ huyền bí của Khổng giáo.
Nhưng vì cái văn của ông khó hiểu và cái học của ông không hợp thời
thượng, cho nên không có mấy người theo. Vương Sung thì nông hẹp hơn,
nhưng ông ra sức công kích những sự sai lầm của thế tục, lấy nghĩa lý nghĩa
mà bài bác những điều mê tín của dân chúng, thật là một nhà nghị luận có
giá trị trong Nho giáo.
Biết rõ cái học của ba người ta ấy, thì tưởng có thể hiểu được cái tinh thần
của Nho giáo trong đời Lưỡng Hán vậy.

ĐỔNG TRỌNG THƯ


Đổng Trọng Thư

董仲舒 là một nhà nho học có tiếng ở đời Tây Hán. Ông

người đất Quảng Xuyên, thuộc tỉnh Bắc Bình bây giờ, thuở trẻ học tập Kinh
Xuân Thu
, hết sức tham khảo các truyện để cầu lấy phần tinh vi. Đến đời
vua Cảnh Đế, ông làm chức bác sĩ, buông màn ngồi đọc sách và giảng sách,
học trò ở ngoài màn cứ thứ đệ đến thụ nghiệp, có kẻ không bao giờ trông
thấy mặt. Ông dụng công học rất tinh cần. Sách chép rằng: có khi ba năm
ông không ngó ra ngoài vườn. Ông thực tiễn những điều lễ nghĩa, tiến thoái
cử chỉ, hễ điều gì trái lễ là không làm. Vậy nên những học sĩ thời ấy đều tôn
kính ông là thầy.
Thiên nhân tam sách. Năm vua Vũ Đế lên ngôi, xuống chiếu tuyển cử
những người hiền lương phương chính. Ông được trúng cử rồi làm ba bài
đối sách, hậu thế gọi là “Thiên nhân tam sách”. Bài đầu đại lược nói rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.