NHO GIÁO - Trang 449

Nho học như Diêu Khu

姚摳, Liêm Hi Hiến 廉希憲, Lưu Bỉnh Trung 劉秉

忠 và Hứa Hành 許衡 để chỉnh đốn lại việc học. Năm 1260, Hốt Tất Liệt
lên làm vua, tức là vua Thế Tổ nhà Nguyên (1260-1294). sai người sửa
miếu thờ Khổng Tử, mở nhà học quốc tử giám và đặt Nho học đề cử ti ở
các lộ.
Vua Nhân Tông nhà Nguyên (1312-1320) lại rất tôn sùng Nho giáo. Năm
Hoàng Khánh thứ hai (1313) đem bọn Tống nho là Chu Đôn Di, Trình Hạo,
Trình Di, Trương Tái, Thiệu Ung, Tư Mã Quang, Chu Hi, Trương Thức, Lữ
Tổ Khiêm và Hứa Hành vào tòng tự ở trong miếu Khổng Tử, và định khoa
cử, đại khái cũng theo như lối nhà Tống, có hương thí, hội thí và đình thí,
cho người Tàu và người Mông Cổ đều phải thi cả. Những bài thì lấy trong
sách Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh TửTrung Dung, thi phải dùng chương
cú tập chú của Chư tử. Lúc ấy cái học của Chu Hối Am lan khắp cả nước
Tàu.
Nhà Nguyên truyền đến hết đời vua Nhân Tông thì trong nước có nhiều sự
loạn lạc, giặc cướp nổi lên đánh phá mọi nơi, sự học cũng vì thế mà suy
dần.
Danh nho đời Nguyên. Nho học trong đời nhà Nguyên tuy không được
thịnh như nhà Đường, nhà Tống, song những nhà văn học cũng khá nhiều.
Những học giả có tiếng thì trước có Triệu Phục

趙復, Diêu Khu 姚摳 và

Hứa Hành

許衡, sau có Lưu Nhân 劉因, Ngô Trừng 吳澄, Kim Lý Tường

金履祥, và Hứa Khiêm nối được cái học thông của phái lý học. Còn những
người văn học trứ danh thời bấy giờ thì có Nguyên Hiếu Vấn

元好問, Ngu

Tập

虞集, Dương Tái 楊載, Hoàng Tiềm 黄潛, v.v.

Trong những người ấy chỉ có Triệu Phục, Hứa Hành và Hứa Khiêm là tinh
thâm hơn cả.
Triệu Phục. Triệu Phục

趙復, tự là Nhân Phủ 仁甫, người châu Đức An,

thuộc tỉnh Hồ Bắc, bình sinh rất mến cái học thuyết của phái lý học, nhất là
cái học của họ Trình, họ Chu. Ông nổi tiếng là người học giỏi ở vùng sông
Trường Giang và sông Hán, học giả thường gọi ông là Giang Hán tiên sinh
江漢先生.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.