cầu năm ba người lính tụ lại.
Có chuyện gì vậy anh Ba?
Đạm cất tiếng hỏi khi thấy Thắng.
Dạ mấy đứa nhỏ thấy trái lựu đạn gài ở đằng kia. Ông thầy chờ một chút để
tụi nó gỡ lựu đạn…
Đạm hơi cau mày nhưng không nói gì hết. Trương bước xuống đường đứng
nói chuyện với Xinh. Mươi phút sau Hành, trung đội phó trung đội 2 trở lại
chỗ chiếc ghe đang đậu. Giơ tay chào Đạm anh ta cười nói.
Xong rồi thiếu quí…
Vẩy người lái đò Hành ra hiệu cho anh ta tiếp tục lên đường. 11 giờ trưa đò
ngừng lại ở Cái Nước. Từ đây có xe lam đi Cà Mau. Con đường nối liền
quận Cái Nước với tỉnh lỵ Cà Mau khá an ninh nên xe cộ chạy nhiều hơn.
Dân chúng cất nhà ở dọc theo hai bên đường. Ngắm những mái nhà xác xơ
với những đứa trẻ ở truồng đứng bên đường giơ tay vẩy vẩy mình Đạm khẽ
thở dài. Chiến tranh tàn phá mọi nơi, mọi thứ và mọi người. Bất cứ người
nào cũng đều mang lấy vết thương do chiến tranh gây nên. Tuy nhiên đối
với anh đây là một trận giặc cần thiết chống lại hiểm họa xâm lăng của
cộng sản. Dù sống ở vùng Cái Đôi mới hơn hai năm nhưng anh cũng đã
chứng kiến sự dã man và tàn bạo của những người phía bên kia. Đám du
kích quân của mặt trận đã dùng mã tấu để chặt đầu ông Tư chỉ vì một tội
danh mơ hồ là gián điệp cho Mỹ Ngụy. Làm sao một ông già hơn bảy mươi
tuổi lại có thể làm gián điệp cho CIA. Suốt cuộc đời tăm tối của ông Tư,
cũng chưa hề biết thế nào là gián điệp cũng như CIA là cái quái gì. Điều
đáng nói là đám du kích của mặt trận không giết chết ông Tư bằng súng vì
họ nói uổng một viên đạn. Nói như thế hóa ra họ coi sinh mạng của ông Tư,
một người Việt Nam, rẻ hơn viên đạn AK. Đạm cảm thấy buồn khi nghĩ tới
một điều là cộng sản đã coi trọng giá trị của một viên đạn hơn sinh mạng
của một người Việt Nam như ông Tư. Còn nhiều lắm. Cách đây gần một
năm khi còn dưới quyền chỉ huy của An, anh đã thấy hàng chục người từ
ông già bà lão, đàn bà và con nít bị bắn bằng súng, bị chém bằng mã tấu khi
đám du kích kéo về xóm nhà lá lúc ban đêm. Họ tuyên bố là giải phóng tuy
nhiên xuyên qua hàng động giết hại dân làng vô tội họ biến thành một