40
sức khỏe. Thật là sai lầm nếu như cho rằng thuốc trừ sâu hóa học không gây nguy
hại cho cơ thể con người do nó được sử dụng ở hình thức loãng hơn. Nếu như con
người tiếp tục ăn phải thực phẩm nhiễm độc thì chất độc trong cơ thể ngày càng bị
tích tụ. Thứ hai là thuốc trừ sâu hóa học trực tiếp tác động tới người nông dân sử
dụng nó. Ở Bangladesh, phần lớn nông dân tay cầm thuốc trừ sâu hóa học không có
đồ bảo hộ thân thể (đôi khi họ dùng tay trần và không đeo gang tay) để rải thuốc
sâu, do đó họ là nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ngày nay, tai nạn
thường thấy ở vùng nông thô là nạn bò, dê dễ chết vì ăn phải rơm rạ nhiễm thuốc
trừ sâu hóa học.
3.1.6. Sự biến mất của các giống loài địa phương
Giống loài địa phương là cơ sở di truyền để cải tiến giống và là nguồn dự trữ vô
cùng quan trọng cho tương lai. Tuy nhiên, mỗi năm các giống loài địa phương biến
mất càng nhiều. Nguyên nhân chính là việc sử dụng giống HYV và giống lai tạo
(F1). Nhà nông đã bỏ không dùng các giống loài địa phương mà trồng một vài
giống HYV và giống lai tạo. Điều đó đã thúc đẩy sự độc canh và gây ra mất cân
bằng sinh thái trong nông nghiệp.
3.1.7. Những vấn đề khác
Ngoài những vấn đề trên còn một số vấn đề khác nữa. Một trong những vấn đề
nghiêm trọng ở Bangladesh là nước trong đất bị giảm sút. Loại thùng sâu giờ đây
được dùng phổ biến chứa nước tưới cho giống lúa HYV vào mùa đông (mùa khô).
Tuy nhiên điều này khiến cho mực nước trong đất giảm xuống. Nhiều bơm tay
không hoạt động được trong những khu vực có nhiều thùng sâu đang hoạt động.
Nếu như tiếp tục sử dụng quá mức nước ngầm, nước trong đất sẽ cạn kiệt. Bởi hàm
lượng sắt trong nước ngầm ở Bangladesh rất cao, sự tích tụ sắt trong đất là một vấn
đề khác. Điều đó sẽ tạo ra những vấn đề khác (mất cân bằng về chất dinh dưỡng
v.v...) trong tương lai.