41
3.2. Những vấn đề kinh tế
Như đã trình bày, nông nghiệp hóa học có định hướng lợi tức dựa trên giá thành
đầu vào (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống HYV v.v...) để đạt sản lượng tối
đa hoặc bội thu. Điều này giả định mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy
nhiên, giờ đây, điều đó không dễ dàng đạt được. Dưới đây là những vấn đề kinh tế
ta dễ gặp phải.
3.2.1 Sự gia tăng chi phí sản xuất
Trong canh tác nông nghiệp hóa học, chi phí sản xuất gia tăng là điều không thể
tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính: một là do tăng số lượng của đầu vào bên
ngoài (phân hóa học, thuốc trừ sâu v.v...). Phần lớn nông dân mới bắt đầu trồng
giống lúa HYV ở Bangladesh cách đây khoảng 15-20 năm. Ban đầu, họ mới sử
dụng 50 kg phân hóa học cho mỗi acre (thường chỉ dùng phân ure (N), còn hiện tại
họ phải dùng từ 200 đến 300 kg phân hóa học cho mỗi acre (không chỉ dùng ure
mà dùng cả phân TSP [P], MP [K] v.v… Tuy nhiên họ vẫn không thể đạt được sản
lượng thu hoạch như vụ mùa trước. Nguyên nhân là do đất bị thoái hóa.
Một số yếu tố khác khiến chi phí sản xuất gia tăng là do giá cả hàng nhập ngoại cho
đầu vào tăng. Giá phân hóa học năm 1972 chỉ là 0,5 taka/ kg còn bây giờ là 5 -6
taka/kg. Nghĩa là giá phân tăng gấp mười lần trở lên qua 20 năm. Chi phí thủy lợi
cũng tăng gần gấp 6 lần trong khi đó giá gạo chỉ tăng gấp đôi.
Xu hướng tiêu thụ phân bón hóa học (kg/acre)