70
Dịch bệnh
Côn trùng hoặc dịch bệnh rất dễ phá hoại cây trồng độc canh. Năm 1990, đã có
dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra tại nông trang tự do Amra ở Manikganj. Hầu hết các
cây Amra trong khu vực đều bị sâu cánh cứng phá hoại và ăn trụi lá. Sau khi ăn hết
lá, chúng tìm cách ăn hết lá của cây khác nhưng không ăn được. Cuối cùng, chúng
biến mất để lại những cây Amra trong khi cây khác còn nguyên vẹn. Mỗi loài sâu
có một thói quen dinh dưỡng riêng. Trong trường hợp này nếu nông trang Proshika
chỉ là một vườn Amra độc canh, nó sẽ bị phá hủy hoàn toàn. May mắn thay, nông
trang đã được cứu vãn do nó là một vườn cây ăn quả hỗn hợp. Điều này chứng tỏ
rằng độc canh tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công và tạo môi trường thuận lợi cho
chúng phát tán.
Xói mòn tài nguyên di truyền (giống địa phương)
Người ta đã đưa về nông thôn loại giống HYV và con lai (F1). Do có các loại giống
này, nông dân ngừng sử dụng các loại giống địa phương có ý nghĩa quan trọng
trong việc duy trì sự đa dạng cũng như là một tài nguyên di truyền trong tương lai.
(Chương 8.1)
Rủi ro kinh tế cao
Độc canh đem lại rủi ro lớn. Nếu cây trồng bị các yếu tố dịch bệnh, côn trùng hay
thời tiết (bão, lụt, hạn hán v.v…) tấn công có nghĩa là thất thu hoàn toàn. Thậm chí
nếu được mùa, giá thị trường cũng có thể giảm xuống do lượng cung quá mức. Do
đó, độc canh sẽ không bao giờ góp phần tạo ra điều kiện kinh tế ổn định cho nông
dân.
6.1.2. Canh tác liên tục
Canh tác liên tục là việc trồng một số loài cây nhất định trên cùng một mảnh đất
hàng năm hoặc liên tục theo mùa. Chẳng hạn, một nông dân trồng bắp cải vào vụ