NHỮNG BÍ ẨN CỦA CUỘC ĐỜI - Trang 188

khỏe dồi dào, ông ra hiên ngang hống hách, khinh thường những kẻ yếu

đuối, đối xử tàn nhẫn với đàn bà, trừng phạt thẳng tay không chút lòng

thương xót đối với những kẻ đã làm mất lòng ông. Đó là hình ảnh cho người

của ông trong kiếp trước. Nhìn chung quanh ông, ta thấy những nạn nhân

của ông đang sống vất vưỡng, dở chết dở sống trên những vùng hoang vu

lạnh lẽo ở xứ Tây Bá Lợi Á, do bởi ông đã dùng quyền lực áp chế để đày ải

họ sang xứ này. Ta thấy những trẻ con xanh xao gầy còm, mặt mày ngơ ngác

vì đói lạnh, bởi cha mẹ chúng là những nông dân nô lệ, suốt đời phục dịch vị

lãnh chúa tàn bạo, nhưng vẫn không đủ cơm ăn áo mặc, vợ con phải chịu đói

rách quanh năm.

Khi chúng ta nhìn thấy cảnh tượng kiếp trước của người ấy như thế, một

cảnh tượng có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, trong những thời đại

đã qua, thì chúng ta biết rằng ông sẽ có lúc phải trả quả báo về những tội ác

của ông đã làm. Và ngày nay, chúng ta đã gặp lại ông trong bộ áo của một kẻ

hành khất khốn khổ lầm than, thân hình tàn phế, chúng ta có thể nào còn

thương hại ông được chăng? Gặp cảnh này, chúng ta đã đứng trước một vấn

đề tâm lý, luân lý và xã hội có một tầm quan trọng rất lớn, một vấn đề mà

chúng ta cần phải hiểu rõ trong việc xử thế hằng ngày. Người ta đã tìm thấy

một phương pháp giải quyết vấn đề này trong chế độ xã hội của một xứ trên

thế giới là xứ Ấn Độ.

Vấn đề mà chúng ta nêu ra khi chúng ta vừa mới chấp nhận thuyết Luân

Hồi, người Ấn Độ đã từng biết rõ từ bao nhiêu thế kỷ về trước. Người Ấn Độ

đã giải quyết vấn đề này bằng cách không can thiệp vào sự hành động của

luật nhân quả. Điều này giải thích một phần lớn thái độ thản nhiên của họ đối

với những kẻ đau khổ, hoạn nạn, khốn cùng, và cách đối xử đặc biệt mà họ

dành cho những người thuộc gia cấp cùng đinh (paria)

Chế độ giai cấp ở Ấn Độ vốn căn cứ trên pháp luật của đức Manou, một

luật gia và triết gia danh tiếng của Ấn Độ thời cổ. Cũng như Platon, Ngài

tuyên bố rằng theo luật tự nhiên, xã hội loài người chia ra từng thành phần,

tùy theo công việc hay chức nghiệp của mỗi người. Điều huấn thị này về sau

trở nên một tập quán xã hội, và tập quán đó dần dần kết tinh lại thành ra một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.