NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 10

Lữ Giang

Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam

Phần mở đầu

Một cái nhìn tổng quát

Thánh chiến được hiểu như là các cuộc tranh chấp có bạo động mang màu
sắc tôn giáo nhằm mục đích bảo vệ tôn giáo hay mượn danh nghĩa tôn giáo
để mưu đồ chính trị.

Tín ngưỡng của người Trung Hoa và Việt Nam khởi đầu đi từ mê tín dị
đoan đến Lão Giáo và Khổng Giáo. Phật Giáo phát xuất từ Ấn Độ được
chính các hoàng đế Trung Hoa thỉnh về. Tục truyền rằng, vua Hán Minh Đế
(58-75 ) nằm mộng thấy người vàng cao 6 trượng trán có nhật quang. Có
người đoán mộng cho biết có Phật xuất hiện bên xứ Tây Trúc, nhà vua liền
cho sứ giả sang thỉnh kinh và tượng đem về thờ. Nhưng về sau Phật Giáo
đã bị các nhà Nho và Đạo sĩ công kích mạnh mẽ vì coi tôn giáo này là một
thứ đạo ngoại lai.

Người Tàu cai trị Việt Nam từ năm 111 trước Tây lịch đến năm 931 sau
Tây lịch, tức hơn 1.000 năm, đã đem theo vào Việt Nam tất cả tín ngưỡng
của người Trung Hoa.

Trong khi các sử gia Mác-xít ở Hà Nội đang cố gắng chứng minh Việt Nam
là một trong những "cái nôi" của loài người để tuyên truyền dân tộc Việt
Nam là một "dân tộc siêu việt" thì các sử gia Phật Giáo Việt Nam cũng
đang nỗ lực chứng minh đạo Phật đã đến Việt Nam trước bằng đường bể
rồi truyền qua Trung Hoa để chứng minh đạo Phật là "đạo dân tộc". Những
nỗ lực nầy chưa đem lại được bằng chứng trực tiếp nào mà chỉ dùng lối suy
luận. Mở đầu bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang (tức Hòa
Thượng Nhất Hạnh) cho biết cuốn sách đầu tiên viết về Phật Giáo ờ Việt
Nam là cuốn Lý Hoặc Luận do Mâu Tử biên soạn bằng chữ Hán vào hạ
bán thế kỷ thứ hai, lúc đó Việt Nam đang bị Bắc thuộc. Mâu Tử là người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.