nhưng người Việt đọc thành Phật Đà. Ngày nay, người Công Giáo phiên
âm thẳng từ tiếng Latin, không qua lối Hán Việt, nên gọi là Ki-tô.
Đạo Chúa Ki-tô chia ra nhiều chi nhánh: Roman Catholics (Công Giáo La
Mã), Protestants (Tin Lành), Orthodox (Chính Thống), v.v.. Không có chi
nhánh nào gọi là "Thiên Chúa Giáo" hay "Đạo Thiên Chúa".
Giáo Hội La Mã được người Việt Nam gọi là Giáo Hội Công Giáo, vì dịch
ở chữ Ecclesia Catholica trong tiếng Latin. Nhiều người lầm tưởng rằng
"công giáo" là đạo nhà nước hay quốc giáo. Sự thật chữ Catholic gốc tiếng
Hy Lạp là Katholikos, có nghĩa là hoàn toàn, tất cả và tiếng Latin là
Catholicus, có nghĩa là phổ biến (universal), chung (general). Chữ Ecclesia
Catholica trước tiên lấy trong Kinh Tin Kính do các Tông Đồ của Chúa
Giêsu đặt ra trước khi lên đường đi rao giảng tin mừng để có sự thống nhất
về các điều buộc phải tin mới được chịu phép rửa. Trong kinh này có câu :
"Credo in Spiritum Sanctum, SantamEcelesiam Catholicam ... "(I believe
in the Holy Spirit, the Holy Catholic Church), có nghĩa là "Tôi tin Đức
Chúa Thánh Thần, tin có một Giáo Hội Thánh thiện và Công Giáo (hay phổ
biến)". Kinh Tin Kính này được gọi là Kinh Tin Kính của các Tông Đồ
(Apostles Creed).
Năm 325, một Đại Công Đồng (Great Council) đã được tổ chức tại thành
Nicaea từ ngày 20.5.325, gồm tất cả các Giám Mục trên thế giới. Sau hơn
một tháng thảo luận, Đại Công Đồng đã đưa ra một Kinh Tin Kính thứ hai,
gọi là Kinh Tin Kính Công Đồng Nicaea (Nicene Creed), trong đó có câu :
"Et unam, sanctam, catholicam et apostolicam Ecclesiam" (We believe in
one, holy, catholic and apostolic Church), có nghĩa là "Chúng tôi tin có một
Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền ". Kinh Tin Kính
này được đọc hàng ngày trong thánh lễ của Giáo Hội Công Giáo.
Nguồn gốc của chữ Ecclelica Catholica phát xuất từ hai Kinh Tin Kính này
và có nghĩa là một Giáo Hội phổ biến (universal), một Giáo Hội chung
(general) cho mọi người (chứ không phải chỉ là đạo dân tộc). Sở dĩ các linh
mục thừa sai đã dịch chữ "Catholicus" là "Công Giáo" vì trong chữ Hán
chữ CÔNG có nghĩa là "việc chung", "mọi người" (xem Tự Điển Hán Việt
của Đào Duy Anh). Dùng chữ CÔNG để dịch chữ Catholicus trong tiếng