Công Giáo, v v Nhưng vấn đề gay cấn hơn cả là vấn đề để cho Đức Tổng
Giám Mục Nguyễn Văn Thuận về giữ chức Phó Tổng Giám Mục Saigon
với năng quyền thay thế Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình.
Các cuộc thương thuyết nói trên cũng đã đem lại một số kết quả cụ thể, tuy
còn quá khiêm tốn, chẳng hạn như nhà cầm quyền Hà Nội đã cho 21 Giám
Mục Việt Nam được đến Roma tham dự Hội Đồng Giám mục Thế Giới và
tiếp kiến Đức Giáo Hoàng từ 15 đến 23.11.1990, một vài Giám Mục Việt
Nam đã được bổ nhiệm để thay thế một số Giám Mục đã qua đời, tăng số
linh mục được phong chức hàng năm lên chút ít.
Trong hai ngày 9 và 10 tháng 11.1990, khi Đức Hồng Y Etchegaray đang
thăm Giáo phận Huế, Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã triệu tập các Giám Mục
Việt Nam lại và tuyên bố :
"- Đảng và Nhà nước phải phục vụ mọi người, kể cả tín đồ các tôn giáo.
Đảng và Nhà nước không thể ngủ ngon bao lâu các tín đồ tôn giáo không
có nơi cửhành việc phụng tự tôn giáo và không được tự do hành đạo.
- Các cộng đồng tôn giáo được chọn những người cai quản với điều kiện
những người này không có thái độ đối đầu với Nhà nước. Việc chọn lựa các
chức sắc phải thảo luận trướcvới Nhà nước.
- Đảng và Nhà Nước nhìn nhận vai trò của các tôn giáo trong việc duy trì
và nâng cao đời sống luân lý của người dân trong xã hội."
Không như các hoàng đế Việt Nam thời phong kiến, nhà cầm quyền Hà Nội
biết được ảnh hưởng sâu rộng của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, nhất
là ở các nước Tây Phương, nên đã tìm cách ve vãn Tòa Thánh Vatican khi
muốn mở rộng ngoại giao, vay mượn tín dụng và giao thương với các nước
Tây phương. Tuy nhiên nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không từ bỏ chính sách
khống chế Giáo Hội Công Giáo Việt Nam một tổ chức mà họ tin rằng có
thể gây nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ.
***