Đến đây, Hòa Thượng Huyền Quang và nhóm Lý Khôi Việt có thể hiểu tại
sao nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội có thể biến Giáo Hội Phật Giáo
Thống Nhất của Khối Ấn Quang thành một Giáo Hội Phật Giáo quốc
doanh dễ dàng, mà không thể biến giáo hội Công Giáo Việt Nam thành một
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tự trị được. Chính trong bài "Dân Tộc và
Phật Giáo Việt Nam cuối thế kỷ 20", ở trang 25 Lý Khôi Việt đã phải nhìn
nhận về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhưsau:
"Và bị các thế lực chinh trị đánh phá, lũng đoạn từ bên ngoài và khủng
hoảng, chia rẽ từ bên trong nội bộ. Thiếu trình độ, thiếu tổ chức, thiếu
chuẩn bị, thiếu lãnh đạo, đã khiến Phật Giáo thiếu thích nghi trước tình thế
mới, và cộng thêm với nhiều tấm lòng sôi nổi, nhiều cảm xúc nhiệt tình
trước tình cảnh đau khổ của dân tộc nên đôi khi đã lao đầu vào những con
đường cùn cụt và vô tình thúc đẩy thêm những thay đổi chính trị, thời cuộc,
thay vì thành những vậnhội mới cho Dân Tộc và Đạo Pháp, thì lại thành
những pháp nạn mới".
TƯƠNG QUAN GIỮA CAO ĐÀI GIÁO VÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đạo Cao Đài được chính thức thành lập vào năm 1926. Người sáng lập là
ông Phủ Ngô Văn Chiêu, tòng sự tại Phú Quốc. Ông là người rất tin giáng
khẩu của các thần linh. Ông thường dùng bàn xoay để tiếp xúc với thế giới
vô hình. Một hôm ông tiếp xúc được một vị tự xưng là Cao Đài và vị này
cho ông được tôn thờ dưới hình một con mắt. Khi được thuyên chuyển về
Saigon. ông cùng một số bạn bè thường cầu cơ, và được đức Cao Đài
giáng đồng dạy cho những triết lý cao siêu.
Ngày 7.10.1926, ông Ngô Văn Chiêu đã cùng 28 người ra tuyên ngôn chính
thức thành lập đạo Cao Đài và xin Thống đốc Nam Kỳ cho phép hoạt động.
Đơn đó đã được chấp nhận dễ dàng. Ông Lê Văn Trung được bầu làm