Thích Trí Quang cho một cán bộ cộng sản nằm vùng là Nguyễn Trực vào
nắm Bí Thư Chi Bộ ở đó nên Thượng Tọa Thích Thiện Minh không dám
đụng đến.
Ngày 15.3.1969, Tòa án Quân Sự Mặt Trận Vùng III tuyên án Thượng Tọa
Thích Thiện Minh 10 năm khổ sai về tội âm mưu lật đổ chính quyền, tàng
trữ võ khí và tài liệu bất hợp pháp, tán trợ đào binh thì tuần báo Tinh Hoa
số 11 ngày 23 - 30.3.1969 có đăng lời phát biểu của Thượng Tọa Thích Trí
Quang như sau :
"Đạo là Đạo, chính trị là chính trị, hai môi trường đó không thể đồng hóa
con người mang áo cà sa và con người chánh khách. Tôi nghĩ Thượng Tọa
Thích Thiện Minh là nhà sư còn ông Đỗ Xuân Hàng, tục danh của Thượng
Tọa Thiện Minh, là nhà chính trị. Chính phủ có lý do của chính phủ trong
việc đó Tôi không nghĩ gì hơn".
Các ký giả Việt Nam ở Saigon vào thời đó đã (hỏi?) nhau : Ông Trí Quang
đang nói về ông Thiện Minh hay ông ấy nói về chính ông ta?
* Mỗi vị một con gà
Khi dùng quần chúng bạo động để cướp chính quyền không được, một số
tăng sĩ Phật Giáo miền Trung đã tính chuyện lập đảng phái chính trị và tìm
cách đưa người vào các cơ cấu của chính quyền để gây thanh thế cho Phật
Giáo, nhưng hình như không tăng sĩ nào đồng ý với tăng sĩ nào trong kế
hoạch này. Thượng Tọa Thích Thiện Minh đi lập đảng Phật Giáo Xã Hội,
gọi tắt là Đảng Phật Xã. Ông muốn chọn Giáo Sư Vũ Quốc Thông. Trong
khi đó, Thượng Tọa Thích Trí Quang đã họp bàn nhiều lần, định đưa Bác sĩ
Nguyễn Duy Tài ra lãnh đạo. Thượng Tọa Thích Thiện Hoa lại ủng hộ Luật
sư Trần Ngọc Liễng, v.v. Nhưng rồi không có đảng Phật Giáo nào hoạt
động được vì thiếu nhân sự và nhất là thiếu kinh nghiệm tổ chức và lãnh
đạo. Một số Tỉnh Hội tự động chọn những cá nhân mà họ ưa thích để đưa
ra tranh cử Quốc Hội, có nơi đã chọn ngay cán bộ cộng sản nằm vùng như
Nguyễn Văn Hàm ở Quảng Ngãi, Nguyễn Công Hoan ở Phú Yên, v.v.
Trong bài "Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam" đăng trong Bông Sen số 9 &
10 năm 1993, Lý Khôi Việt, một tín đồ cuồng tín và cực đoan của Phật
Giáo đã viết :