NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 352

Thứ hai, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang không đủ tư cách đại diện cho các
tông phái Phật Giáo miền Nam để đi nói chuyện với Phật Giáo miền Bắc.
Cho đến ngày 30.4.1975, tại miền Nam Việt Nam có tất cả 45 Giáo Hội và
hiệp hội Phật Giáo hoạt động hợp pháp, trong khi Giáo Hội Phật Giáo Ấn
Quang hoạt động ngoài vòng luật pháp. Bản tổng kết cho thấy vào cuối
năm 1966, Giáo Hội Ấn Quang chỉ còn quy tụ 8 giáo phái và hiệp hội,
trong khi Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự quy tụ đến 17 giáo phái và hiệp hội.
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở miền Bắc tuy là một cơ cấu quốc
doanh nhưng là một cơ cấu duy nhất còn lại ở miền Bắc, họ có tư cách đại
diện Phật Giáo miền Bắc vì ngoài họ ra, không còn tổ chức nào khác. Chưa
thống nhất được các tông phái Phật Giáo tại miền Nam, Giáo Hội Ấn
Quang làm sao có thể đại diện Phật Giáo miền Nam để đi nói chuyện với
Phật Giáo miền Bắc?
Thứ ba, các tăng sĩ trong Giáo Hội Ấn Quang đã đánh giá quá cao sức
mạnh của mình. Họ lầm tưởng rằng họ là một lực lượng đại diện cho "80%
dân chúng già trẻ lớn bé" nên thế nào cũng được nhà cầm quyền Cộng Sản
kiêng nể. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chỉ qua trận đấu với chính
phủ Nguyễn Cao Kỳ năm 1966, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất chưa bị vỡ làm hai, người ta cũng thấy sức mạnh của Phật Giáo không
phải là "sức mạnh vạn năng" như nhiều tăng ni và Phật tử đã tưởng. Vụ đảo
chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm năm 1963 là do cơ quan tình báo
Hoa Kỳ dùng Phật Giáo làm công cụ để thực hiện chứ không phải do chính
Phật Giáo đã tạo được. Tài liệu do Ngũ Giác Đài công bố đã cho thấy như
vậy.
Thứ tư, các tăng sĩ trong Giáo Hội Ấn Quang không hiểu biết nhiều về
chính sách của Cộng Sản đối với tôn giáo. Không một chế độ cộng sản nào
trên thế giới muốn để cho tôn giáo phát triển. Cộng Sản và tôn giáo là hai
thái cực bất khả dung hợp. Chủ trương của Karl Marx là chủ trương xóa bỏ
tôn giáo. Nơi nào không xóa bỏ tôn giáo được, Cộng Sản biến thành công
cụ của chính quyền hoặc khống chế. Năm 1973, Linh mục Trần Hữu Thanh
đã biên soạn và phổ biến cho các cán bộ Công Giáo một cuốn chỉ nam sống
dưới chế độ cộng sản, trong đó ông đã nhấn mạnh chính sách tôn giáo của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.