(Nirvâna). "
Thượng Tọa cũng đã nhấn mạnh đến điểm quan trọng trong Phật Giáo là tự
cường để giải thoát, nên đừng tin tướng vào các sức mạnh thiêng liêng :
"Ngài (Đức Thích Ca) cho các bậc Trời và các bật thánh không phải không
có, song những bậc ấy dù có trường thọ đến mấy muôn năm nữa, rồi cũng
không ra khỏi cái biến hóa của vũ trụ.
"Vậy trời, thánh tự mình chưa giải thoát được mình, còn giải thoát cho ai ?
"Bởi lẽ ấy cho nên đạo Phật không lấy sự cầu nguyện trời, thánh làm trọng,
không nương tựa vào sức thiêng liêng nào ở ngoài cáiTÂM của mình cả và
chỉ vụ lấy cái sức tự cường của minh mà giải thoát cho mình."(10)
Đây là những đặc điểm cốt lõi của Phật Giáo mà đa số người Tàu và người
Việt Nam theo Phật Giáo không biết đến khi phối hợp Phật Giáo với mê tín
dị đoan trong tín ngưỡng của họ và làm biến thể Phật Giáo như chúng tôi sẽ
đề cập dưới đây.
b) Sự trộn lẫn giữa mê tín dị đoan và Tam Giáo hòa đồng trong tín
ngưỡng của người Việt Nam
Sau khi trình bày qua những nét đại cương về mê tín dị đoan của người Tàu
cũng như người Việt và Tam Giáo, chúng ta thấy rõ tín ngưỡng của đa số
người Việt Nam là tín ngưỡng bao gồm Tam Giáo hòa đồng và mê tín dị
đoan.
Đạo Lão gần gũi với đạo Phật hơn đạo Nho. Về căn bản, Lão Giáo và Phật
Giáo hoàn toàn khác nhau : Lão Giáo lấy bản thể làm Đạo và theo đạo pháp
Tự Nhiên, coi vũ trụ vạn hữu đều do Tự Nhiên mà sinh ra. Trong khi đó
Phật Giáo lấy bản thể làm Tâm, cho rằng vạn vật có đều do Tâm. Nhưng
hai tư tưởng Phật Giáo và Lão Giáo giống nhau về khuynh hướng siêu hình
và tiêu cực đối với nhân sinh. Do đó, nhiều Đạo Sĩ đã mượn Phật Giáo để
triển khai Đạo Giáo, còn các Thiền Sư của đạo Phật đã dùng hệ thống lập
thuyết của đạo Lão để giảng giải Phật học.
Đời Hán đã có luận thuyết hỗn hợp tương đồng hay phụ hội giữa Phật gia
và Đạo gia. Đến đời Tấn, đời Lục Triều, Phật và Lão rất gần nhau. Ảnh
hưởng này về sau sinh ra trào lưu "Nho - Thích - Đạo, Tam Giáo đồng