Thống Nhất gia nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh) thì
Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất coi như không còn nữa. Nếu các tăng sĩ
Ấn Quang muốn sinh hoạt riêng thì phải theo đúng quy chế hiệp hội, tức
phải xin lập một hiệp hội mới. Quy chế hiệp hội nói ở đây không phải là Dụ
số 10 ngày 6.8.1950 do Bảo Đại ban hành mà là Sắc Luật số 102/SL ngày
20.5.1957 do Hồ Chí Minh ban hành!
Điều đáng ngạc nhiên là từ 1978 đến 1981, Hội Đồng Viện Hóa Đạo Ấn
Quang biết rõ Hòa Thượng Thích Trí Thủ đã lấy tư cách Viện Trưởng Viện
Hóa Đạo đi hội họp để chuẩn bị đưa Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang vào
giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, nhưng Hội Đồng này đã không ra một
quyết định nào ngưng chức của Hòa Thượng Trí Thủ, hay ít ra công bố một
thông cáo phủ nhận quyền đại diện của Hòa Thượng Trí Thủ. Nếu Hội
Đồng Viện Hóa Đạo đã làm việc đó thì nay còn cãi lý với nhà cầm quyền
được. Hội Đồng Viện Hóa Đạo không có hành động công khai chối bỏ tư
cách đại diện Giáo Hội của Hòa Thượng Trí Thủ nên bị nhà cầm quyền coi
là đã mặc nhiên chấp thuận.
Trước sự khó khăn khi tranh luận về pháp lý với nhà cầm quyền, Hòa
Thượng Thích Huyền Quang đã phát biểu trong tang lễ cố Hòa Thượng
Thích Đôn Hậu ngày 3.5.1992 như sau:
"Tôi lập lại: Pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo là Chánh Pháp của 2.000
năm lịch sử đạo lý và văn hiến trên đường mở nước và dựng nước. Cơ sở
của Giáo Hội Phật Giáo là nông thôn, thành thị, núi rừng và hải đảo dưới
ánh hào quang của trí tuệ và từ bi. Địa vị của Giáo Hội Phật Giáo là 80%
dân chúng, già, trẻ, lớn, bé".
Câu nói đó của Hòa Thượng Huyền Quang nếu quả thật là đúng thì Hòa
Thượng Thích Đức Nhuận, Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh và Hòa
Thượng Thích Trí Tịnh, Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của Giáo Hội Phật Giáo
quốc doanh hay bất cứ một Giáo Phái Phật Giáo nào cũng có thể mượn để
tuyên bố được, vì đó là lời tuyên bố chung cho toàn Phật Giáo Việt Nam,
chứ không phải chỉ riêng cho tông phái Phật Giáo Ấn Quang. Nếu quan
niệm pháp lý của Phật Giáo là nông thôn, thành thị, núi rừng.. thì tại sao
dưới thời các chính phủ Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh hay Nguyễn