Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã không cải tạo theo ý muốn
của các tăng sĩ miền Trung trong Giáo Hội Ấn Quang, tức đưa Phật Giáo cả
hai miền vào trong tay của họ, mà cải tạo bằng cách sát nhập Giáo Hội Ấn
Quang thành một Giáo Hội quốc doanh do những thành phần khác lãnh
đạo.
Hòa Thượng Huyền Quang viết tiếp:
Chúng tôi nghĩ : Đây không phải là việc cải tạo, mà là một chiến lược, lật
đổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Một tổ chức có tầm vóc
quốc gia và quốc tế, không như các Giáo phái tập đoàn Phật Giáo khác ở
Việt Nam hiện nay. Vì nếu muốn cải tạo, thì Nhà nước cứ để cho Giáo hội
chúng tôi hiện diện, muốn thay đổi nhân sự, muốn sửa lại đạo lý và nếp
sống đạo mấy nghìn năm cho thích hợp với chủ nghĩa Cộng sản, nhà nước
cứ tự do làm việc đó, cần gì phải lật đổ, giải tán, gây đau khổ, xáo trộn cho
Tăng Ni Phật tử chúng tôi..."
Vậy mục tiêu trước tiên của của các tăng sĩ miền Trung trong Giáo Hội Ấn
Quang là xin được "cải tạo" Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang "theo chủ
nghĩa Cộng Sản" chứ không phải đòi quyền tự do tôn giáo. Họ đã coi đó là
một phương thức hay nhất để nắm toàn bộ Phật Giáo Việt Nam. Khi Giáo
Hội Ấn Quang được "cải tạo" thành Giáo Hội quốc doanh, không một tông
phái nào có thể tranh chấp với họ như dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng
Hòa. Nói cách khác, các tăng sĩ Ấn Quang định mượn cái áo Giáo Hội Phật
Giáo quốc doanh để thâu tóm quyền hành. Chỉ sau khi bị "cải tạo" không
đúng với ý của họ, các tăng sĩ miền Bắc được đưa ra nắm quyền, các tăng sĩ
Ấn Quang mới quay lại chống đối chế độ và đòi tự do tôn giáo mà thôi.
Nếu nhà cầm quyền Hà Nội để cho nhóm tăng sĩ miền Trung trong Giáo
Hội Ấn Quang nắm toàn bộ Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh trong nước,
chắc chắn họ sẽ phục vụ chế độ đắc lực và không có vấn đề tranh đấu đòi
tự do tôn giáo nữa.
2.- Chỉ đòi quyền lợi, không đòi giải thể chế độ cộng sản
Giáo Hội Ấn Quang tuyên bố không chấp nhận chế độ độc tài cộng sản,
nhưng lại không hô hào lật đổ hay xóa bỏ chế độ này mà chỉ khiếu nại để