Nếu chấp nhận phương châm "quý hồ tinh bất quý hồ đa" thì những con số
"phần trăm" không có ý nghĩa gì cả. Người ta chỉ chú trọng hay thổi phồng
những con số "phần trăm" khi muốn đòi những đặc quyền đặc lợi mà thôi.
Nhưng đó không phải là mục tiêu chân chính mà các tôn giáo muốn đạt
tới.
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VÀO SỰ TỒN VONG CỦA DÂN
TỘC
Yếu tố thứ hai mà nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung muốn nhấn mạnh
là sự đóng góp của Phật Giáo vào sự tồn vong của dân tộc. Trong phần
phân tích về tín ngưỡng của người Việt Nam nói trên, chúng ta đã thấy tín
ngưỡng của đa số người Việt Nam là thờ thần linh và Tam Giáo hòa đồng,
trong đó đạo Nho đóng vai trò quan trọng. Trong Việt Nam Sử Lược, khi
viết về Nho Giáo, sử gia Trần Trọng Kim, một người sùng đạo Phật, đã kết
luận:
"Đạo Nho mỗi ngày một thịnh, dẫu trong nước có đạo Lão, đạo Phật mặc
lòng, bao giờ đạo Nho vẫn là trọng hơn".
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, chúng ta thấy Phật Giáo chỉ thật sự tham
chánh dưới thời Lý-Trần mà thôi, trong các thời khác Nho Giáo đóng vai
trò chủ yếu trong sự tồn vong của quốc gia. Ngay cả khi Phật Giáo được
coi là quốc giáo và các Thiền Sư giữ chức vị Quốc Sư như dưới thời Lý -
Trần, sự đóng góp của Phật Giáo cho sự thịnh vượng và văn hóa của dân
tộc Việt Nam cũng không nhiều so với đạo Nho. Lúc đó, hết một phần ba
tài sản quốc gia nằm trong tay nhà chùa và số tăng sĩ gần bằng một nửa số
đinh phu (người có thể làm công dịch) khiến lực lượng sản xuất và chiến
đấu của quốc gia giảm hẳn đi. Đó là chưa nói đến việc nếu không có sự
kiên định của nhà Nho, các Thiền Sư Phật Giáo đã để mất nước rồi. Khi
Vua Trần Nhân Tông, một Thiền Sư của Phật Giáo, đã theo lòng từ bi của
đạo Phật, định hàng quân Nguyên cho dân khỏi khổ, thì Trần Hưng Đạo,
với khí phách của đạo Nho, đã hỏi vua Phật Giáo: "Bệ hạ nói câu ấy thì
thật là lời nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc thì sao?" Chính cái khí
phách của đạo Nho đã khiến quân ta đại thắng quân Nguyên. Phần nói về
Phật Giáo dưới đời Lý - Trần mà chúng tôi trình bày dưới đây sẽ chứng