NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 68

năm 1931 vừa qua, Thượng Tọa đã tổ chức đại lễ tưởng niệm 30 năm Bồ
Tát Quảng Đức và khánh thành Bảo Tháp Bồ Tát Quảng Đức, "một công
trình nghệ thuật độc đáo, tuyệt đẹp, đặc thù VN". Trong buổi lễ này có 900
tăng ni tham dự. Thượng Tọa lại tổ chức lớp Phật tử tại gia, có 49 tăng
chúng. Thượng Tọa còn chú trọng đến việc tu học của giới trí thức, thanh
niên và nam cư sĩ. Lễ ra mắt đầu tháng 1 năm 1994 có đến 1.000 Phật tử
tham dự.
Qua các bản tường thuật trên, chúng ta nhận thấy đạo Phật tại Việt Nam
đang ở thời kỳ bột phát một cách mạnh mẽ, số tăng ni được đào tạo nhanh
chóng chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Những tăng sĩ đi cải
tạo hay đi tù về được cho thi hành Phật sự một cách dễ dàng chứ không bị
cấm như các linh mục cựu tuyên úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các
kinh Phật được in và phổ biến dễ dành, các chùa chiền được trùng tu lại, tổ
chức Gia Đình Phật Tử hoạt động lại như trước 30.4.1975. Những "thắng
lợi" trên cho thấy rằng không có sự đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam mà chỉ
có việc loại bỏ Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang mà thôi. Đảng Cộng Sản
Việt Nam khi chống Pháp đã đả kích một cách mạnh mẽ chính sách "Phật
Giáo hóa Đông Dương" của Toàn Quyền.. Pasquier, nhưng khi nắm được
chính quyền, họ cũng chọn con đường mà Toàn Quyền Pasquier đã chọn.
Nhìn lại lịch sử, ngoại trừ đời Trần, các tăng sĩ được nhà nước nuôi ăn để lo
tu trì và Phật sự, không đời nào Phật Giáo phát triển mạnh như từ thời Pháp
thuộc đến nay.
IV- VÀI NÉT VỀ SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN
CHÚA GIÁO TẠI VIỆT NAM

Thiên Chúa Giáo mới du nhập vào Việt Nam vào giữa thế kỷ thứ 15 và số
tín hữu hiện nay chỉ khoảng 7,5% dân số nhưng ảnh hưởng của Thiên Chúa
Giáo tại Việt Nam về phương diện chính trị, văn hóa và xã hội cũng đã có
một tầm mức đáng kể. Không như Phật Giáo đã được các triều đình Trung
Hoa và Việt Nam đi thỉnh về và giúp cho phát triển, Thiên Chúa Giáo phải
vượt qua rất nhiều khó khăn mới có một chỗ đứng ngày nay trong xã hội
Việt Nam.
Theo Khâm Định Việt Sử thì năm Nguyên Hòa (1533), dưới đời Lê Trang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.