Phật về và giúp Phật Giáo phát triển. Các vua kế tiếp cũng đã yểm trợ Phật
Giáo tối đa. Nhà Nho cũng chỉ phản ứng như ờ Trung Hoa.
Trái lại, Thiên Chúa Giáo rất xa lạ đối với triều đình và nhà Nho nên khi
mới truyền vào đã bị coi là "tà đạo". Với "tà đạo" thì phải tìm cách ngăn
chận hay diệt.
Đạo Thiên Chúa không có cái may mắn của đạo Phật, nên trên đường
truyền bá vào Việt Nam đã gặp nhiều gian nan. Vì thế, trong bài tóm lược
Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Linh mục Trần Anh Dũng đã phân
chia lịch sử truyền giáo của Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam ra ba giai đoạn,
giai đoạn nào cũng mang hình ảnh đau thương :
- Giai đoạn 1 : Khai sinh trong máu đào (1533 - 1933)
- Giai đoạn 2 : Phát triển trong đau khổ (1933 - 1960)
- Giai đoạn 3 : Trung thành trong tin yêu (1960 - 1985)
Trước những khó khăn như vậy, Thiên Chúa Giáo vẫn truyền được vào Việt
Nam là nhờ sự thánh thiện, hy sinh và tình thương của các giáo sĩ đi truyền
đạo. Dân Việt thấy các gương lành của họ, đã theo.
Có người cho rằng Thiên Chúa Giáo truyền vào Việt Nam là do sự yểm trợ
của thực dân Pháp. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Đạo Thiên Chúa có mặt ở
Việt Nam vào năm 1533, đến năm 1851 người Pháp mới vào Cửa Hàn, khi
đạo Thiên Chúa đã có cơ sở vững vàng, dù đang bị bắt bớ.
b) Việc cấm đạo
1.- Lý do cấm đạo.
Lý do cấm đạo được ghi rõ trong các chỉ dụ cấm đạo, lúc đầu chỉ vì coi
Thiên Chúa Giáo là "tà đạo", sau nghi ngờ giáo dân theo giặc. Chỉ dụ cấm
đạo của vua Minh Mạng ban hành năm 1825 đã ghi :
"Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong
tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo."(30)
Các sắc dụ của vua Tự Đức cũng có những luận điệu tương tự như chỉ dụ
vua Minh Mạng, chẳng hạn sắc dụ cấm đạo năm 1859 đã viết :
"Tà đạo của người công giáo đã đem lại biết bao điều tai hại. Chúng ta
không thể liệt tà đạo này vào hạng các tôn giáo dị đoan khác mà chúng ta
dung thứ ở trong nước, phải luôn luôn cấm đoán tà đạo này. Những ai theo