c) Dưỡng sinh trong máu đào
1.- Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh
Bắt đầu từ 1631, ở trong Nam, Chúa Thượng là Nguyễn Phúc Lan không
cho người Tây phương vào giảng đạo nữa. Còn ở Bắc, năm 1663, Chúa
Trịnh là Trịnh Tạc ra lệnh đuổi các giáo sĩ Tây phương và không cho người
Việt Nam theo đạo Thiên Chúa. Sau đó là những cuộc bắt bớ và tàn sát
người giảng đạo và theo đạo ở cả hai miền. Nhưng các giáo sĩ Tây phương
vẫn tiếp tục lén lút truyền đạo và số người theo đạo ngày càng tăng.
Năm 1.700, Minh Vương ban hành chỉ dụ cấm đạo mới, ra lệnh đốt nhà
thờ, bắt giáo dân làm việc công và phải trả thuế bằng ba người không công
giáo. Nhiều giáo sĩ và giáo dân bị bắt giam hay bị giết.
Năm 1712, dưới thời Lê Dụ Tông, Trịnh Cương bắt giáo dân phải cạo trán
và khắc vào mấy chữ : "học Hoa Lan đạo". Năm 1754, Trịnh Doanh cấm
theo đạo và bắt giết cả giáo sĩ lẫn giáo dân.
2.- Thời kỳ Tây Sơn
Từ 1780 - 1789, Tây Sơn ra lệnh bắt đạo gắt gao khi hay tin người Âu
Châu giúp Nguyễn Ánh phục hồi lại nhà Nguyễn. Các cơ sở của công giáo
tại miền Bắc bị đốt phá, các giáo sĩ và giáo dân bị săn bắt phải chạy vào
rừng hay qua Lào.
Ở miền Trung, nhất là tại các tỉnh Bình Trị Thiên, việc bắt đạo kinh hoàng
hơn. Năm 1795, Nguyễn Ánh đem quân đánh Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh
lo sợ. Nhân bắt được thư của Nguyễn Ánh gởi cho Giám Mục Labartette ở
Phú Xuân, vua nghi ngờ người công giáo nên ra mật lệnh đến tháng 5 năm
1798 sẽ thanh toán người công giáo. Giáo sĩ và giáo dân đoán trước điều đó
nên tìm cách chạy trốn trước, nhưng vì số giáo dân khá đông, việc trốn
tránh không dễ dàng. Cuộc bắt đạo xẩy ra rất dã man. Các quan dùng sự
đau khổ của nạn nhân làm trò chơi :
"Có kẻ phải đóng đinh vào trán rồi đern phơi nắng. Nhưng những người dã
man chưa lấy làm phỉ chí, họ đổ dầu vào rốn rồi bỏ bấc mà đốt. Có người
khác phải buộc tóc mà treo lòng thòng hay buộc ngón chân và để đầu
ngược xuống, lại có khi quan sai buộc ba người lại với nhau thành từng bó
rồi cứ để như vậy nhiều ngày. Nhưng cái mà các quan lấy làm thích hơn cả