cũng chẳng có một cố gắng nào để làm thay đổi tình trạng này.
Ông ta nói với tôi rằng dưới sự trị vì của Tổng thống Ngô Đình Diệm, một
nhà lãnh đạo độc tài mà chúng ta đã lựa chọn cho miền Nam Việt Nam
trước bảy năm, thì cuối cùng trong vòng một hoặc hai năm, Cộng sản gần
như chắc chắn sẽ lên nắm quyền.
Nếu Diệm, người đã rất thành công trong năm trước đó bị phế truất trong
một cuộc đảo chính, thì Cộng sản thậm chí còn giành thắng lợi nhanh hơn.
Hầu hết các sĩ quan của Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ đều đồng ý với
ông ta và với nhiều quan chức người Việt Nam rằng điều duy nhất có thể
làm thay đổi triển vọng này trong thời gian ngắn là các lực lượng chiến đấu
người Mỹ với qui mô lớn. (Hiệp định Geneva năm 1954 chỉ cho phép 350
cố vấn quân sự của Mỹ có mặt tại Việt Nam, cho dù bằng nhiều mưu mẹo
khác nhau Mỹ đã cho tới hơn 700 cố vấn). Vị đại tá này còn tin rằng kể cả
các sự đoàn của Mỹ vào cũng sẽ chỉ làm chậm lại hậu quả tương tự. Cộng
sản sẽ nắm quyền ngay sau khi lực lượng của chúng ta rút ra bất kể khi nào.
Đây không phải là tin tốt lành với tôi. Tôi là một chiến binh mùa đông tận
tâm và thực tế là một chiến binh nhà nghề. Tôi đã là thành viên chống Xô
viết từ cuộc đảo chính của người Séc và trận phong toả Berlin năm 1948,
khi tôi đang học năm cuối của trường trung học và cuộc chiến tranh Triều
Tiên khi tôi là sinh viên trường Harvard vài năm sau đó. Trong thời gian
phục vụ quân ngũ, tôi đã chọn Quân đoàn Lính thuỷ đánh bộ và có 3 năm
làm sĩ quan bộ binh. Từ vai trò người lính thuỷ đánh bộ, tôi quay trở về
Harvard để thi tốt nghiệp, sau đó vào Công ty Rand, một tổ chức nghiên
cứu phi lợi nhuận với vấn đề trọng tâm là các khía cạnh quân sự của cuộc
Chiến tranh lạnh. Công việc của tôi tới năm 1961 chủ yếu là ngăn cản một
cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ từ Liên bang Xô viết. Tôi không thích gì