Trên thực tế, thách thức sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ có thể
xuất hiện sớm hơn thời điểm trên rất nhiều, ngay tại Nam Việt Nam. Ngày
10-2-68, tờ Bưu điện Washington trích lời phát biểu của tướng Wheeler
trước một vài thượng nghị sỹ rằng Hội đồng Tham mưu sẽ khuyến nghị sử
dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu thấy việc này là cần thiết để bảo vệ
năm nghìn lính thuỷ đánh bộ đang bị mắc kẹt tại cứ điểm Khe Sanh, mặc
dù ông ta không cho rằng lực lượng tại đây sẽ yêu cầu giúp đỡ Thượng
nghị sỹ Fulbright, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, cùng với hai Thượng
nghị sỹ Clark và Aiken, đã lên án khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân - điều
mà Thủ tướng Anh, Harold Wilson nhân chuyến thăm Washington đúng dịp
diễn ra cuộc tranh luận này đã gọi là "hoàn toàn điên rồ" - sau khi Ngoại
trưởng Rusk không thể loại bỏ khả năng này trong lúc trả lời chất vấn tại
Thượng viện.
Tổng thống Johnson tuyên bố tại một buổi họp báo ngày 16-2-68 rằng theo
hiểu biết của ông, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Hội đồng Tham
mưu "chưa hề đề cập đến" việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tôi biết điều này
đã không phản ánh đúng sự thật. Mort Halperin làm việc cho Lầu Năm Góc
từng nói với tôi rằng tại các buổi ăn trưa làm việc thứ ba hàng tuần, Ngoại
trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng thống và tướng Wheeler thường thảo
luận về chủ đề này. Tổng thống đã yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng
liên quân phải đảm bảo tuyệt đối việc bảo vệ thành công Khe Sanh mà
không cần viện tới vũ khí hạt nhân. Sau khi tham vấn tướng Westmoreland,
tướng Wheeler đã không thể đưa ra sự bảo đảm đó dưới điều kiện thời tiết
xấu, việc cứu viện hàng không thường gặp nhiều khó khăn.
Sau này Westmoreland viết trong hồi ký năm 1976 của ông ta rằng ông ta
nhìn thấy nhiều mặt tích cực hơn của việc sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời
điểm đó tại khu vực xung quanh Khe Sanh, nơi "con số thương vong dân
thường sẽ ở mức thấp nhất có thể"(86).