Tôi không muốn tạo ra mâu thuẫn giữa hai ứng cử viên tranh cử chức Tổng
thống khi làm việc cho một trong hai người. Và tôi cũng có lý do cá nhân
để từ chối lời đề nghị làm công việc mới tại thời điểm đó: tôi vừa mới bắt
đầu khoá phân tích tâm lý, học bốn buổi một tuần và tôi không muốn rời
Los Angeles.
Nhưng tôi rất thông cảm và ủng hộ Kennedy. Giống như một số người
khác, tôi thấy mình gần gũi với Robert Kennedy hơn là những nhân vật
chính trị khác mà tôi từng gặp. Từ khi tôi từ Việt Nam trở về, không một
người Mỹ nào gây ấn tượng với tôi sâu sắc hơn những mối quan tâm và lo
lắng của ông về chiến tranh Việt Nam. Tôi rất yêu quý ông.
Từ những dịp được nói chuyện với ông từ tháng mười năm 1967, tôi đi đến
kết luận rằng Robert Kennedy là ứng cử viên duy nhất (McCarthy rất ít có
khả năng được đảng đề cử) mọi người có thể tin cậy trong việc giúp Mỹ
sớm thoát khỏi tình thế sa lầy ở Việt Nam. Tôi biết rằng Humphrey trước
đây đã hoài nghi về việc Mỹ dính líu vào Việt Nam, nhưng thật khó có thể
kính trọng ông ta khi ông ta đã và đang tiếp tục ủng hộ chính sách của
Johnson. Tôi cho rằng ông ta cũng muốn Mỹ rút quân nhưng làm thật chậm
vì ông ta cố gắng không làm sếp trước đây của ông ta nổi trận lôi đình. ấn
tượng trên là hoàn toàn đúng khi tôi gặp ông ta lần đầu tiên.
Tôi được mời đi ăn trưa tại Waldorf-Astoria vào ngày Humphrey phát biểu
trước một đám đông tại New York. Một số nhân vật khác, bao gồm
Zbigniew Brzezinski của Đại học Columbia và Sam Huntington của Đại
học Harvard cũng được mời đến để "cố vấn" cho ông ta. Trong bữa ăn,
Humphrey nhận xét về một tư tưởng rất phổ biến trong số những người ủng
hộ McCarthy và Kennedy. Nhìn xung quanh bàn, ông ta nói: "Tôi thực sự
rất lo lắng về câu khẩu hiệu đơn giản "Không còn Việt Nam nữa!" - Một