Tôi đã không biết, một cách vắn tắt, là vào thời gian đó làm thế nào chúng
ta lại bắt chước theo những bài thực hành ném bom của phát xít Đức, đặc
biệt là trận ném bom thiêu trụi các thành phố của Nhật Bản. Tuy nhiên,
không phải vô tình mà những năm sau này tôi đã nghiên cứu về lịch sử của
việc ném bom chiến lược, trong đó có cả công trình nghiên cứu ném bom
chiến lược của Mỹ được đánh giá là khá chi tiết. Tôi thấy đồng tình với các
kết luận của nhiều nhà phê bình rằng không phải loại bom khủng bố hay
bom "chính xác" của các nhà máy sản xuất đã góp phần quyết định rút ngắn
thời gian tiến hành chiến tranh, sau khi đã cân nhắc mọi mặt, trong khi các
loại ném bom trước đây, theo tất cả các tiêu chuẩn cũ, vẫn rõ ràng là một
tội phạm chiến tranh, và đã được dùng qui tội cho chúng ta cũng như cho
phát xít Đức. Thậm chí trước đó, mục tiêu nhầm lẫn ném bom vào dân
thường ở Hirosima và Nagasaki đã khiến tôi, vào cuối cuộc chiến có những
suy nghĩ vô cùng trái ngược về quyền sở hữu của chúng ta về các loại vũ
khí nguyên tử, mà như tất cả những gì đã nói trên, thì đều là những công cụ
của việc ném bom khủng bố. Khi nghiên cứu tiếp tục về vấn đề đó tôi đã có
thái độ hoài nghi lâu dài với những tuyên bố của những người bào chữa cho
phương thức ném bom chiến lược, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu. Nhưng 15
năm sau chính tôi lại phải viết đề cương cho các kế hoạch chiến tranh,
trong đó bao gồm cả khả năng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa bằng các
loại vũ khí hạt nhân vào các thành phố.
Một yếu tố chỉ rõ nghịch lý trên khi tôi thực hiện chuyển sang Việt Nam là
tôi đã trở thành một chiến binh của Chiến tranh lạnh ở cuối độ tuổi đôi
mươi cùng với nhiều người Mỹ khác.
Điều này không phải vì tôi lớn lên, trở thành một người theo đảng Bảo thủ
như cha tôi. Tôi là một người Dân chủ của Chiến tranh lạnh, là người Dân
chủ tự do, luôn tôn trọng F. Roosevelt vì vai trò của ông ta ở New Deal và
trong Đại chiến thế giới II, luôn tin tưởng vào sự nghiệp của các nghiệp