thuẫn của Tổng thống. Các phát ngôn viên của cả Lầu Năm Góc và Nhà
Trắng đều bác bỏ bất kỳ sự dính líu nào của Nhà Trắng trong quá trình ra
quyết định. Nhưng câu chuyện này và cả những câu chuyện khác nữa mặc
nhiên cho rằng những lời bác bỏ đó không đúng (Gần đây, cuốn nhật ký của
ông H. R. Haldeman, Tổng Tham mưu trưởng dưới thời Nixon đều xác
nhận rằng tất cả mọi quyết định đều do Nixon và Kissinger đưa ra).
Tại sao quân đội Mỹ lại ém nhẹm vụ xét xử có một không hai này? Theo
Resor: "Tôi muốn nói rõ rằng những hành vi nào bị cáo buộc mà không đủ
bằng chứng chứng minh, là vi phạm nghiêm trọng quy định, kỷ luật và
mệnh lệnh của quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ không và không thể tha thứ
cho những hành vi trái luật pháp đó, Như Resor thường xuyên nói: "Quân
đội Mỹ không tha thứ cho tội giết người". Tướng Creighton Abrams, Tham
mưu trưởng lực lượng quân đội Mỹ ở Việt Nam, người đã ra lệnh xét xử
theo toà án binh, cũng có cùng quan điểm. Ông không có cách lựa chọn nào
khác là đưa ra xét xử, nếu có bằng chứng giết người. Có một sự căng thẳng
giữa quan điểm này và giả thuyết cho răng Nhà Trắng đã quyết định bỏ qua
những lời cáo buộc không mấy phổ biến. Dường như là mặc dù quân đội
không tha thứ cho tội giết người, nhưng Tổng thống thì lại có thể tha thứ.
Tuy nhiên nếu đúng là những vụ giết người như vậy không phải hiếm
nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ bị mang ra xét xử thì câu hỏi đặt ra là:
"Tại sao lại xuất hiện những lời cáo buộc này?" Tại sao lại đưa ra xét xử vụ
việc cụ thể này khi rất có khả năng chứng minh được chính quyền và chính
sách chiến tranh tỏ ra khá lúng túng? Những báo cáo của Resor và Abram
về động cơ đưa vụ việc ra xét xử dường như không thoả đáng - điều đó
không đúng.
Sau này trong báo cáo của mình, Sell bình luận rằng: "Động cơ của Abram
khi tán thành việc xét xử, vụ xét xử tập trung sự chú ý vào những phương
diện không phù hợp của cuộc chiến tranh Việt Nam, nghe đâu đã phát điên