hoàn toàn. Hoặc là Hà Nội phải từ bỏ mục tiêu thống nhất Việt Nam và các
lực lượng nước ngoài phải rút quân và từ bỏ quyền kiểm soát, hoặc chế độ
Sài Gòn phải có khả năng tự mình đương đầu với những thách thức. Một
thực tế tương đối rõ ràng là cả hai khả năng này chẳng bao giờ trở thành sự
thực. Trước phong trào phản chiến lớn nhất mà chưa Tổng thống Mỹ nào
phải đối mặt, ông ta đã lựa chọn giải pháp là tiếp tục đối đầu với những yêu
sách của những người biểu tình.
Tổng thống đã liều lĩnh một cách khó hiểu. Ông ta không có vẻ gì là quan
tâm tới tâm trạng của người dân, và điều đó tạo cho chúng tôi thêm nhiều
cơ hội để kêu gọi phản đối chính sách của Tổng thống. Chúng tôi nghĩ,
chính Nixon đã làm số người tới đây tham gia biểu tình tăng gấp đôi.
Sáng hôm sau, theo sắp xếp tôi tới gặp mười nghị sỹ có tư tưởng cấp tiến,
đứng đầu là ba nghị sỹ Abner Mikva, Robert Kastenmaier và Don Edwards,
những người đã làm việc cùng nhau và tự gọi là Nhóm. Họ đã xem bản ghi
nhớ của Rand, và tôi đưa họ bản sao chụp tài liệu. Sau khi tôi trình bày về
bài phát biểu của Nixon, Mikva đề nghị tôi thảo cho họ một tuyên bố theo
những ý bình luận của mình. Tôi có một văn phòng, một cái máy chữ và
bắt đầu công việc. Đầu giờ chiều tôi chuyển cho trợ lý của Mikva một giác
thư bốn trang có tiêu đề "Cuộc chiến tranh của Nixon". Bức thư bắt đầu
như sau: "Tối thứ hai Tổng thống đã sử dụng một tiêu chuẩn sai lệch và
tuyên bố cuộc chiến tranh của Nixon. Nhìn kỹ hơn, cuộc chiến mà ông ta
tiếp tục theo đuổi đáng buồn thay lại tương tự với cuộc chiến của Johnson:
cam kết theo đuổi ở Việt Nam những mục tiêu không thể đạt được, một
cuộc chiến không hồi kết cả về thời gian, cả về tiền bạc và hoả lực Mỹ để
chống lại người Việt Nam".
Ngày hôm sau, mồng 5-11, Hạ nghị sỹ Don Fraser đã lấy toàn bộ bức giác
thư của tôi để làm bài phát biểu trước Hạ viện. Trong lúc đó, cả mười thành
viên của Nhóm đã ký chung một bức thư gửi "Đồng nghiệp thân mến" kêu