Ở một đầu của quảng trường nhỏ là toà nhà Post Office với toà án liên bang
và văn phòng luật sư Mỹ bên trong. Tôi nhìn thấy những người trông giống
như quan chức, cùng cảnh sát đứng ở các bậc cầu thang. Nhưng có vẻ họ
không muốn bắt tôi. Họ cư xử giống như những người tốt bụng. Rõ ràng,
do tôi đã tiến những bước dài mà không bị còng tay, họ sẵn sàng từ bỏ cuộc
chơi và để tôi tự đến với họ. Họ chờ đợi trong khi chúng tôi ôm lấy nhau,
bắt tay với phóng viên trong đám đông.
Họ bị nhấn chìm bởi một làn sóng báo chí. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều nhà
báo, phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình đến như vậy. Họ vây quanh
chúng tôi. Không có sự ngăn cách nào giữa tôi với họ để phát biểu. Tôi nói
trước một rừng micro trước mặt. Tôi tự diễn thuyết. Đám đông ép sát vào
tôi. Patricia không cần phải phát ngôn hộ tôi nữa. Tôi nói:
"Mùa thu năm 1969, theo sự chủ động của cá nhân, tôi nhận trách nhiệm
báo cáo với Chủ tịch của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện thông tin trong
cái gọi là Hồ sơ Lầu Năm Góc, bao gồm cả tài liệu nghiên cứu về các cuộc
đàm phán của Mỹ, những điều chưa từng được tiết lộ cho báo giới. Đến
thời điểm đó chỉ có tôi và hơn một chục cá nhân khác có quyền tiếp cận
những nghiên cứu này. Đến mùa xuân năm nay - hai cuộc xâm lược sau đó
- khoảng 9 ngàn người Mỹ nữa và hàng trăm ngàn người dân Đông Dương
bị chết, tôi chỉ có thể ân hận rằng tại thời điểm đó, tôi đã không phơi bày
lịch sử trên báo chí cho người dân Mỹ biết. Hiện nay, tôỉ đã hoàn thành
công việc đó, một lần nữa, với sự chủ động của cá nhân tôi.
Tất cả những hành động đó trái ngược với quy định bảo mật và, thậm chí,
trái ngược với cách thức xử lý thông tin của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, với
tư cách là một công dân có trách nhiệm, tôi cảm thấy không thể hợp tác
thêm nữa trong việc che giấu thông tin này đối với công luận Mỹ. Tất
nhiên, hành động của tôi có thể gây nguy hiểm cho bản thân, và tôi sẵn