và hầu hết những nhà bình luận đều lắng nghe tôi và đối xử với tôi một
cách trân trọng. Nhưng kể cả những người này và công chúng đều không
thực sự nghiêm túc tin vào những lời cảnh báo mà tôi cố gắng truyền đạt:
Cuộc chiến này chưa kết thúc và nó không phải đang trong tiến trình kết
thúc, thậm chí nó đang mở rộng ra một lần nữa.
Thật không may, những sự kiện xảy ra đã chứng minh là tôi đúng. Tuy
nhiên vào mùa thu năm 1971, sự lạc quan trong lời tuyên bố của Nixon về
việc khai thông quan hệ với Trung Quốc đã khiến công chúng hiểu điều này
nghĩa là cuộc chiến đã là chuyện cũ, lui vào lịch sử, những thông điệp của
tôỉ lại trở nên thiếu sức thuyết phục và lạc lõng. Mọi người suy đoán trong
thông điệp hào nhoáng của Nixon về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới rằng
một thoả thuận về Đông Dương đang được định hình. Có lẽ Tổng thống
Nixon và Henry Klssinger cũng tin vào điều đó. Còn tôi thì không.
Tôi không thấy có một dấu hiệu nào là Nixon đã từ bỏ những mục tiêu cá
nhân: nhằm ép miền Bắc rút quân khỏi miền Nam cùng với Mỹ hoặc chấp
nhận một lệnh ngừng bắn nhằm để Chính quyền Thiệu vĩnh viễn nắm
quyền tuyệt đối ở Sài Gòn.
Tôi cũng không thấy một dấu hiệu mong manh nào cho thấy Hà Nội sẽ
chấp nhận những điều khoản này. Đối với miền Bắc Việt Nam, việc đồng ý
ngừng bắn và trên cơ sở lời hứa về những cuộc bầu cử được tổ chức bởi
chế độ chống cộng Sài Gòn thì cũng không khác gì những thoả thuận rỗng
tuếch mà người Pháp đã đưa ra năm 1946 hay phương án của những "nhà
bảo trợ" đưa ra trong Hiệp ước Geneva năm 1954. Tuy nhiên đó chính là
điều mà Nixon nghĩ trong đầu; ông ta thậm chí còn không buồn thay đổi cái
vỏ bọc của nó.
Những kí ức của ông ta về những năm 1954 đến 1960 khi ông đang là phó