này được xuất bản; phần đông coi cuộc chiến là phi đạo đức. Có lẽ cả hai
nhóm người này đều đang tăng lên sau khi họ đọc các bài báo liên quan đến
hồ sơ và bất cứ điều gì mà họ biết. Nhưng tác động đến mức nào? Bất chấp
tình cảm của đa số, Tổng thống tiếp tục kéo dài cuộc chiến bằng cách giảm
bộ binh nhưng lại tăng cường ném bom và luôn liên tục thuyết phục công
chúng rằng ông ta đang đi đến một giải pháp.
Ông ta lại lặp lại luận điệu đó vài tháng sau, tháng giêng năm 1972, tiết lộ
rằng đã có một số cuộc hội đàm bí mật và ra vẻ như có một số lời đề nghị
"hào phóng" mà ông biết rằng Hà Nội sẽ không bao giờ chấp nhận.
Khi đó tôi đang dành thời gian mấy tháng, trước phiên toà xét xử chúng tôi
bắt đầu vào tháng Năm, để viết lời bình luận trong một tập hợp những bài
viết của tôi về Việt Nam, nhan đề "Hồ sơ cuộc chiến". Vì tôi đã hoàn thành
phần giới thiệu của cuốn sách vào cuối tháng ba, tôi buộc phải viết những
nhận định đáng buồn rằng: "Cuộc chiến vẫn tiếp tục và vẫn chờ một "sự kết
thúc" bất tận, trong khi các đợt ném bom vẫn diễn ra đều đặn với cường độ
ngang với Chiến tranh thế giới lần II". Mấy ngày sau khi tôi viết những
dòng đó, miền Bắc mở đợt tấn công chớp nhoáng. Ba năm nay, Mort
Halpelin và tôi từng dự báo đợt tấn công này, Nixon và Kissinger từng tìm
cách ngăn ngừa nó bằng những lời đe doạ, những đợt ném bom, những đợt
xâm lược công khai vào lãnh thổ Campuchia, Lào, và chính sách ngoại giao
tam giác với Liên Xô và Trung Quốc. Một niềm tin vô căn cứ rằng sức
mạnh của những lời đe doạ và những sự leo thang ít nhất cũng ngăn ngừa
được một đợt tấn công ở quy mô luôn là tâm điểm trong chính sách chiến
lược của chính quyền Mỹ suốt 3 năm qua. Đợt tấn công nổ ra ngay vào năm
bầu cử Tổng thống cho thấy sự thất bại hoàn toàn của chính sách trước đó.
Như Halpelin và tôi cũng dự báo, họ phản ứng bằng một đợt leo thang dài
hơi, chưa từng có.
Ngay từ ngày 1-4-1972, tôi đã tiên đoán được việc thả thuỷ lôi ở Hải Phòng