nhà xuất bản Beacon - ông đã kháng án đến Toà án tối cao - ông vẫn
khuyến khích tôi đưa cho ông ta bất cứ tài liệu gì tôi có. Tôi đã giao tài liệu
NSSM-l cho ông để chờ thời điểm thích hợp. Vào tháng sáu ông bị Thượng
nghị viện ngăn không cho đưa những văn bản trên vào Hồ sơ quốc hội qua
một bài phát biểu tại Thượng viện. Dự tính được điều này, ông đã đưa
những tài liệu này cho Jack Anderson và tờ Tuần tin tức và thế là chúng
xuất hiện trong những bài viết nổi bật trên các báo Bưu điện Washington và
Ngôi sao Washington, bắt đầu từ ngày 25-4-1972, chính vào ngày mà
Thượng nghị viện ngăn cản Gravel đọc những tài liệu này trước Quốc hội.
Tám ngày sau, ngày 3-5-1972, tôi tranh thủ sự hiện diện của Thượng nghị
sỹ Gravel và Hạ nghị sỹ Ron Dellums tại cuộc mít tinh trên bậc thềm trước
toà nhà Quốc hội, là nơi tôi đang diễn thuyết - theo sự gợi ý của một trợ lý
tư pháp của Dellum là ông Mike Duberstein - để Gravel có thể chuyển tài
liệu cho Dellums. Sau khi cắt bỏ kí hiệu phân loại mật bằng một chiếc kéo,
Duberstein đặt 500 trang tài liệu mật vào trong hộc dành cho những kiến
nghị bổ sung cho Hồ sơ Quốc hội, theo đó tất cả đã được xuất bản vào ngày
10 và 11-5. Vậy là những Thượng nghị sỹ đang bàn cãi trong cuộc họp kín
rằng liệu họ có đủ thẩm quyền để nhận tài liệu mật của Gravel hay cứ mặc
kệ kí hiệu mật đi thì cuối cùng tất cả đều được đọc.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ cũng đã học được một vài bài học. Lần này
không hề có yêu cầu báo chí hạn chế hoặc lệnh cấm của toà án, không phạt,
không khiển trách, không tính thêm tội danh trong cáo trạng của tôi, mặc
dù ông Tổng thống cũng như ông Chánh án Toà án tối cao biết quá rõ
nguồn cung cấp một lượng thông tin mật ấy là từ đâu rồi. Những quan chức
khôn ngoan đã không hề phản ứng hoặc bình luận gì trước việc xuất bản
đó. Kết quả là, việc tiết lộ 500 trang văn bản bí mật của chính quyền Nixon
chỉ gây một chút xáo động, không có tác động gì thực sự đáng kể.
Nỗi lo lắng của tôi về những điều sẽ đến với người dân Bắc Việt là hoàn