thật sự. Điều mà chúng ta không có ở lúc này là một sự kiểm soát dân chủ
đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.
Vào cuối tháng 1-1973, Hiệp định Hoà bình Paris được ký kết, Mỹ dừng
ném bom Đông Dương, trừ Campuchia vẫn còn bị ném bom tăng cường.
Tuy nhiên, như tôi dự báo - cùng với Nhà Trắng - cái tiêu đề chính thức
"Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam" vẫn
chứng tỏ lối tư duy độc đoán. Hiệp định đã không đem lại một khoảng khắc
hoà bình hay ngừng bắn nào cho miền Nam Việt Nam và không mở ra triển
vọng nào cho việc kết thúc chiến tranh. Điều mà Kissinger và sếp của mình
có trong tay vào tháng mười và đã thoả thuận lại, về cơ bản là không thay
đổi. Tháng 1-1973, theo quan điểm của họ hoặc trên thực tế, chưa phải là
lúc kết thúc cuộc chiến. Đó chỉ là một thoả thuận với Hà Nội về việc Mỹ
đơn phương rút bộ binh để đổi lấy việc trao trả tù binh chiến tranh Mỹ,
cùng với những lời cam kết rỗng tuếch về việc chuẩn bị và tiến hành những
cuộc bầu cử công khai ở miền Nam Việt Nam, có sự tham gia của Mặt trận
dân tộc giải phóng.
Vì lãnh đạo của cả Washington và Sài Gòn đều sớm cho thấy họ không có ý
định tuân thủ những điều khoản về bầu cử, cục diện vẫn là Mặt trận dân tộc
giải phóng bị gạt ra ngoài lề các hoạt động chính trị công khai trong miền
Nam. Trong khi đó, chính quyền Thiệu, được sự hậu thuẫn của người Mỹ,
vẫn tuyên bố nắm quyền lực hợp pháp và duy nhất. Vì vậy, sẽ không thể có
triển vọng tiếp tục ngừng bắn như vậy đối với Mặt trận dân tộc giải phóng
và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hoặc đối với Việt Nam cộng hoà. Với việc
chiến sự vẫn tiếp tục giữa Quân đội Việt Nam cộng hoà và Mặt trận dân tộc
giải phóng (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), tôi dự đoán Mỹ chắc chắn sẽ
ném bom trở lại miền Bắc, miền Nam Việt Nam, và Lào sau hai tháng tạm
ngưng chờ quân Mỹ rút hết. Cuốn "Không hoà bình, Chẳng danh dự" của
Larry Berman (2001), một tài liệu đầu tiên về chính sách của Nixon và các
cuộc đàm phán đã phản ánh hầu như đầy đủ các tài liệu và các cuộc phỏng