cần mở rộng chiến tranh nữa", ba tháng trước khi ông ta bắt đầu đánh bom
Bắc và Nam Việt Nam.
Một tháng sau cuộc bầu cử và một tuần trước lễ Giáng sinh năm 1972,
Tổng thống Nixon lệnh cho những chiếc B52 ra Hà Nội lần đầu tiên. Trong
11 ngày đêm tiếp theo - trong kỳ nghỉ Giáng sinh - máy bay Mỹ đã trút
xuống Bắc Việt Nam 20.000 tấn bom (lượng chất nổ ngang với quả bom
nguyên tử ném xuống Nagasaki). Con số này được cộng vào với con số
150.000 tấn được ném xuống Bắc Việt Nam từ tháng tư đến tháng mười.
Nếu tính từ thời điểm Hồ sơ Lầu Năm Góc được tiết lộ một năm rưỡi trước
đó - sau khi đa số người dân Mỹ được thăm dò ý kiến cho rằng tham gia
vào cuộc chiến là phi đạo đức" - thì Tổng thống Nixon đã ném khoảng 1,5
triệu tấn bom xuống vùng Đông Dương. Tức là ngang với toàn bộ số tấn
bom mà Mỹ ném xuống châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ lần II.
Trong tuần lễ Giáng sinh năm 1972, tôi luôn được hỏi rằng tôi nghĩ gì về
tác dụng của việc phát tán Hồ sơ Lầu Năm Góc đối với cuộc chiến. Tôi vẫn
trả lời giống như câu trả lời một năm trước đó: "Chẳng có gì, chẳng có tác
động gì cả. Điều này đúng cả với phong trào hoà bình rộng lớn, mà việc
xuất bản những tài liệu này chỉ là một phần. Và không chỉ phong trào hoà
bình mà cả toàn bộ phong trào chống chiến tranh cũng chẳng có tác động gì
cả. Cả khối cử tri cũng không gây được tác động".
Trong suốt những tuần lễ Mỹ ném bom với mật độ dày đặc nhất trong lịch
sử, 6 tuần sau thắng lợi vang dội của Tổng thống Mỹ nhờ lời hứa hẹn "Hoà
bình trong tầm tay", tôi vẫn tiếp tục nói: "Người Mỹ chúng ta cũng có
nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến những gì đang xảy ra ở Hà Nội và Hải
Phòng trong tuần này, như người Liên Xô có thể gây ảnh hưởng tới cuộc
xâm lược Tiệp Khắc. Không như Liên Xô, chúng ta có một nền dân chủ