việc thả thuỷ lôi ở Hải Phòng sắp tới. Hoá ra, ông Tổng thống đã bí mật
quyết định một ngày trước đó.
Việc này được tiến hành 6 ngày sau đó, vào ngày 8-5-1972.
Richard Nixon đã chờ đợi chiến dịch này kể từ khi chưa nắm quyền đến lúc
nắm quyền, trong gần một thập kỷ. Tôi đã phản đối kế hoạch này, và lo
rằng nó sẽ dẫn đến việc ném bom ồ ạt, và kéo dài. Tôi vẫn nhớ cảm giác
chiều hôm đó và nói với Patricia, đó là ngày đen tối nhất của đời tôi. Sau
đó khi chúng tôi chuẩn bị cho phiên toà ở Los Angeles, tôi nói với Mort
Halpelin, người tham gia vào nhóm biện hộ với vai trò cố vấn: "Này, có lẽ
chúng ta sắp kết thúc lời dự báo mà anh nói với tôi 3 năm trước".
Ông ta trả lời: "Không, Hà Nội vẫn chưa bị đánh bom".
Vào tháng bảy, sau khi nghe bản kiến nghị của hội thẩm đoàn tiến trình
tranh tụng của chúng tôi bị hoãn lại sau khi Bộ Tư pháp phát hiện ra thiết bị
nghe trộm điện tử trong số một luật sư của chúng tôi. Trong suốt quá trình
trì hoãn kéo dài đó, tôi đã dành suốt mùa biểu tình năm 1972 để cảnh báo
bất kỳ ai rằng tôi biết khả năng chiến tranh sẽ còn leo thang. Trong số đó
bao gồm hầu như tất cả các đoàn báo chí đến đưa tin về việc tái đắc cử của
Tổng thống tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà, và tại một cuộc họp
báo do Hạ nghị sỹ McCloskey tài trợ. Ở khắp nơi, khán giả của tôi đều rất
lịch sự nhưng vẫn hoàn toàn hoài nghi thông điệp của tôi. Họ thấy dễ tin
hơn vào tuyên bố của Kissinger hồi cuối tháng 10 rằng "hoà bình đã ở trong
tầm tay", thông điệp này đã đưa đến việc tái đắc cử của Tổng thống trong
tuần sau đó với một chiến thắng áp đảo lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.
Ở một vài góc độ, độ chênh lệch phiếu của Nixon còn cao hơn cả Lyndon
Johnson năm 1964, người đã chiến thắng với khẩu hiệu "chúng ta không