NHỮNG BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 665

ghi âm lại … họ thường tự mình suy luận ra từ những gì tôi yêu cầu, anh
biết rồi đấy".

Kissinger đảm bảo với Nixon: "Đúng là họ sẽ tự suy luận ra những gì Tổng
thống yêu cầu, nhưng họ sẽ không hiểu được lý do đâu". Những lý do ấy
ông ta và Tổng thống luôn thận trọng không để hai người biết được, đặc
biệt trên văn bản.

Sự thật là trong suốt năm 1971, các cuộc ném bom gây áp lực lên miền Bắc
Việt Nam và Lào đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nixon và Kissinger,
thông qua một "kênh nối thẳng" tới Đô đốc Thomas H. Moorer, chủ tịch
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân. Hai người bí mật vượt mặt Laird,
vẫn với lý do cũ, Laird không ủng hộ. Một bí mật đặc biệt nhạy cảm là lúc
này FBI vẫn đang tiến hành nghe trộm văn phòng và nhà riêng của trợ lý
quân sự của Laird, tướng Robert E. Pursley, để biết ông Bộ trưởng nắm
được những thông tin gì về các chiến dịch và ông ta có tiết lộ điều gì cho
quốc hội. Cần nhớ Laird đã từ bỏ Quốc hội để chuyển sang làm việc cho
chính quyền.

Thêm vào đó, Quốc hội, cơ quan cấp ngân sách cho các chiến dịch, được
nhận những thông tin mật hoàn toàn giả mạo về mục tiêu ném bom. Hàng
trăm nhân viên làm việc tại trụ sở của MACV và CINCPAC đêm ngày bận
rộn làm giả các kế hoạch ném bom mật và các bản báo cáo hậu chiến sự,
làm giả toạ độ các mục tiêu bị ném bom, để mọi người tưởng rằng họ đang
ở Nam Việt Nam chứ không phải là ở Campuchia. Vào năm 1971, khi
Nixon ra lệnh ném bom Cánh đồng Chum ở Lào (một địa điểm không hề
liên quan đến các tuyến đường lấn chiếm của miền Bắc), ông ta đã dùng
đến cơ cấu ghi sổ kép như đã từng dùng để che đậy vụ ném bom
Campuchia. Có những trường hợp đến cả các phi công cũng không được
biết đích xác toạ độ ném bom của họ. Song chủ yếu mục đích của Nixon
vẫn là che giấu Quốc hội và dư luận (và ở một mức nào đó, cả Laird và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.