chính sách này bị phơi bày, Quốc hội có thể viện lý do hạn chế về ngân
sách để phản đối nó. Đó là nguyên do cho những bước đi vội vã nhằm chặn
lại hay ngăn cản bất kỳ thông tin rò rỉ từ chính quyền đương nhiệm, trong
khi khuyến khích thông tin về các chính quyền cũ. Đó là lý do cho các lệnh
đình chỉ xuất bản trước đây chưa bao giờ được dùng tới và cho các hành
động cũng chưa bao giờ có tiền lệ đi cùng những lệnh đình chỉ kia.
Tuy nhiên vào lúc đó, chúng tôi vẫn chưa thể biết mình có bị đem ra xét xử
trước toà hay không. Những sự kiện liên quan đến vụ việc của chúng tôi đã
quá rõ ràng. Tôi cũng đã thừa nhận và cung khai tất cả những hành động
người ta cáo buộc cho tôi.
Nhưng chưa bao giờ có một đạo luật nào của Quốc hội quy kết tội phạm
những hành động như của tôi: không được phép của cấp trên, sao chụp và
trao tài liệu "bảo mật" chính thức cho báo giới, Quốc hội và những người
mà các nguyên tắc hiến định của chúng ta gọi là "công chúng độc lập".
Phần lớn các nước, không chỉ là các chế độ chuyên chính như Trung Quốc
mà cả nền dân chủ khai sinh ra chúng ta, Vương quốc Anh, cũng đều có
những đạo luật như thế. Họ không có Hiến pháp với Điều luật bổ sung thứ
nhất như chúng ta, ở đó quy định Quốc hội không được phép thông qua
một đạo luật nào có nội dung tương tự. Không tồn tại một cơ sở luật pháp
rõ ràng hay ngụ ý nào cho cả một cơ chế phân loại tài liệu được hình thành
từ những mệnh lệnh hành pháp của chính phủ, bắt đầu từ Thế chiến II.
Những quy định về quản lý tài liệu kín, mật và tuyệt mật tạo nên một hệ
thống hành chính, theo đó những ai làm việc trong ngành hành pháp một
khi đã dặt bút ký vào lời tuyên thệ hay chấp thuận giữ bí mật, nếu để lộ
thông tin mà không được phép, sẽ phải chịu những hình phạt hành chính,
có thể bị khước từ quyền tiếp cận với các thông tin mật hoặc nặng hơn, bị
sa thải. Một nguyên tắc cơ bản của hiến pháp quy định thẩm quyền của
chính phủ là, Tổng thống không được phép ban hành các đạo luật hình sự,
cho dù bằng mệnh lệnh hành chính hay một cách nào khác chăng nữa. Chỉ